Nghệ thuật của việc nói KHÔNG, bạn đã biết cách từ chối

“Khi nói “Yes” với người khác, hãy đảm bảo bạn không nói “No” với chính mình.”.

-Paul Coelho.

Thật dễ để thấy bản thân bị ngộp trong một thế giới “quá nhiều thứ”. Việc nói “có” với các đề nghị, cơ hội và nghĩa vụ đến với chúng ta làm ta nhanh chóng trở nên quá tải và áp lực.

Nghệ thuật của việc nói Không
Nghệ thuật của việc nói Không

Chương trình young talent program, học bổng miễn phí dành cho sinh viên

Có nhiều lý do tại sao ta đồng ý làm những việc mà ta không muốn làm. Một số lý do đáng trân trọng. Đôi khi chúng ta được thỏa mãn với mong muốn giúp đỡ người khác và làm bản thân trở nên có ích. Việc có thể dành thời gian và tài năng để giúp ai đó giảm bớt gánh nặng sẽ mang đến phước lành theo những cách mà ta có thể chưa từng mong đợi hoặc biết tới.

Tuy nhiên, có những lúc, lý do của chúng ta phức tạp hơn nhiều. Có những lúc ta cảm thấy bản thân không có sự lựa chọn. Ta cảm thấy việc từ chối sẽ làm căng thẳng mối quan hệ. Ta cảm thấy như thể từ nếu chối một vấn đề sẽ làm khách hàng khó chịu. Chúng ta có thể cảm thấy như thể “No” không phải là lựa chọn vì chúng ta đã luôn nói “Yes”.

Tuy nhiên, sự thật là chúng ta luôn có sự lựa chọn. Bằng cách nói “Yes” với điều gì đó, chúng ta nghiễm nhiên nói “No” với một điều khác. Càng cam kết với nhiều thứ, ta càng bỏ lỡ thời gian đầu tư cho những gì thực sự quan trọng.

Đối mặt với cảm giác tội lỗi

Đã có lúc người duy nhất tôi nói “No” là chính mình. Thành thật mà nói, tôi đã làm điều này mà không hề nhận ra rằng tôi đang tự nói “No” với bản thân mình.

Cảm giác tội lỗi khủng khiếp sẽ ập đến nếu tôi coi việc từ chối yêu cầu là không thể. Tôi thường dành hàng giờ nghiền ngẫm những lời bào chữa mà bản thân chẳng đủ can đảm để đưa ra. Giờ tôi nhận ra mình đã rất sợ hãi khi làm người khác thất vọng, đặc biệt là những người thân thiết nhất. Đối mặt với nỗi sợ hãi là bước đầu tiên để tìm thấy sự bình an.

Tôi gia nhập lực lượng lao động với niềm tin rằng người ta không bao giờ từ chối công việc. Giờ tôi đã thấy sự nguy hiểm đi kèm niềm tin đó, không chỉ với sự cân bằng mà còn là sức khỏe và hạnh phúc của một người. Ngay cả bây giờ, khi từ chối một khách hàng, tôi tự hỏi bản thân liệu có phải là một kẻ phi lý hay không.

Chắc chắn một vấn đề trở nên sẽ không nghiêm trọng. Quá khứ đã dạy tôi rằng sẽ luôn có nhiều hơn một vấn đề. Sẽ luôn có nhiều hơn một đề nghị. Sẽ luôn có nhiều hơn một nhu cầu. Luôn có thứ gì đó chiếm hữu thời gian và sự chú ý của chúng ta.

Tôi nhận ra chìa khóa ở đây là phải có mục đích. Khi chúng ta xác định rõ ràng điều gì là quan trọng và chúng ta muốn dành thời gian như thế nào, thì việc nói “không” trở nên thực tế hơn.

Sống ảo là gì? Tác hại của việc sống ảo và thực trạng hiện nay của giới trẻ.

Tự do đi kèm với “không”

Bằng cách nói “không”, chúng ta tạo ra giới hạn. Giới hạn là khoảng không gian trong cuộc sống, trong lịch trình và trong ngôi nhà, nơi ta đơn giản được phép hiện hữu. Không có giới hạn, cuộc sống giống như một checklist vô tận. Không có giới hạn, ta sẽ thấy rõ mình không có đủ lượng thời gian cho một ngày và cũng sống không ra sống trong từng ấy năm. Không có giới hạn, chẳng thể có sự tĩnh lặng và bình an. Không thể có khoảng trống để đắm mình trong một khoảnh khắc. Không thể.

Nói ‘không’ cho ta khả năng theo đuổi những điều thực sự quan trọng. Nó cho phép ta trải nghiệm những điều mà ta không bao giờ có thể lường trước nhưng lại hiện hữu trong một vài khoảnh khắc tĩnh lặng. Nó cho phép ta lùi lại một bước và quan sát cuộc sống hối hả quay cuồng xung quanh. Nó cho phép ta tản bộ ở nơi mà ta có thể chưa bao giờ đến trước đây. Thật ngạc nhiên khi vài bước chân trên một con đường mới có thể dẫn dắt bạn.

Trớ trêu thay, sự tự do lớn nhất đi kèm với việc nói ‘”không” là khả năng nói “có”. “Có” với những khoảnh khắc quý giá bên những người thân yêu. “Có” để an nhiên và đam mê. “Có” để trọn vẹn với chính cuộc sống này.

Rate this post