Sumifs là một hàm cơ bản trong Excel, loại hàm tính toán trong Excel. Thường nếu tính tổng chúng ta sẽ tính bằng hàm Sum và nếu muốn tính tổng nhưng có điều kiện sẽ là Sumif. Nhưng khi có quá nhiều điều kiện thì chúng ta sẽ sử dụng hàm Sumifs. Vậy cách dùng hàm Sumifs như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn!
Như đã nói ở trên thì hàm Sumifs sẽ tính tổng nhưng sẽ phức tạp hơn bởi có nhiều điều kiện hơn. Cú pháp của hàm là:.
SUMIFS(Sum_range,Criteria_range1,Criteria1,Criteria_range2,Criteria2,…).
Trong đó:.
Những lưu ý khi sử dụng hàm Sumifs
Cách dùng Sumifs qua các dạng bài ví dụ
DẠNG 1: DÙNG HÀM SUMIFS VỚI CÁC PHÉP SO SÁNH
Cho bảng như trên, bạn hãy tính tổng tất cả các sản phẩm có loại A từ 300 trở lên.
Yêu cầu của bài thì chúng ta nhận biết được rằng chúng ta sẽ sử dụng đến dấu của các phép so sánh (>, <, =). Và các cột chúng ta sẽ sử dụng đến là “Cột Số lượng” và “Cột Loại sản phẩm”. Chúng ta sẽ có công thức sau:.
SUMIFS (“Cột Số lượng”, “Cột Loại sản phẩm”, “A”, “Cột Số lượng”, “> = 300”).
Lưu ý: Khi dùng các dấu so sánh thì phải luôn đặt trong dấu ngoặc kép.
DẠNG 2: DÙNG SUMIFS VỚI ĐIỀU KIỆN LÀ NGÀY THÁNG NĂM
Cho bảng như trên, hãy cho biết số lượng sản phẩm đã mua được trong 7 ngày qua, bao gồm luôn cả ngày hôm nay.
Theo yêu cầu của đề bài, chúng ta biết được là điều kiện cần dựa trên ngày hiện tại. Nên sẽ sử dụng hàm Today() để làm điều kiện. Công thức tinh với dạng bài này là:.
SUMIFS(“Cột Số lượng”,”Cột Ngày mua hàng”,”>=”&TODAY()-7,”Cột Ngày mua hàng”,”<=”&TODAY()).
Ghi chú: Thời điểm hiện tại là 21/11/2021.
DẠNG 3: HÀM SUMIFS VỚI Ô TRỐNG VÀ KHÔNG TRỐNG
Có bảng như trên, hãy cho biết những sản phẩm nào chưa được giao hàng.
Yêu cầu của đề bài, có nghĩa là chúng ta cần tổng các giá trị tương ứng với các ô không rỗng trong cột C và các ô rỗng trong cột D. Và công thức của bài này sẽ là hàm Sumifs với 2 điều kiện:.
SUMIFS(“Cột Số lượng”,”Cột Ngày bán”,”<>”,”Cột Ngày giao”,”=”).
DẠNG 4: DÙNG HÀM SUMIFS CÓ ĐIỀU KIỆN OR
Cho bảng dữ liệu:.
Chúng ta sẽ làm một ví dụ với bảng dữ liệu trên. Hãy tìm tổng số sản phẩm được giao hàng ở tháng 11, có Loại sản phẩm là A, B, D.
Ví dụ này chúng ta sẽ áp dụng công thức:.
SUMIFS(“Cột Số lượng”,”Cột Loại sản phẩm”,”A”,”Cột Ngày giao”,”>1/11/2021″,”Cột Ngày giao”,”<=30/11/2021″)+.
SUMIFS(“Cột Số lượng”,”Cột Loại sản phẩm”,”B”,”Cột Ngày giao”,”>1/11/2021″,”Cột Ngày giao”,”<=30/11/2021″)+.
SUMIFS(“Cột Số lượng”,”Cột Loại sản phẩm”,”D”,”Cột Ngày giao”,”>1/11/2021″,”Cột Ngày giao”,”<=30/11/2021″).
Đối với dạng bài tập như ví dụ trên dùng công thức Sumifs+Sumifs, tuy rằng dài dòng nhưng sẽ dễ hiểu và quan trọng nhất là sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nếu như dùng các hàm khác có thể sẽ ngắn nhưng sẽ ra kết quả không chính xác.
Những lợi ích khi chúng ta áp dụng hàm Sumifs vào trong Excel
Qua bài viết này hi vọng bạn đã biết và hiểu rõ hơn về hàm Sumifs cũng như cách sử dụng. Trong Excel có rất nhiều loại hàm, nhóm hàm giúp các bạn tính toán nhanh hơn, nhưng bạn phải xác định được đặc điểm dữ liệu thì mới chọn được sử dụng loại hàm nào. Chúc bạn áp dụng thành công hàm Sumifs!
Tham khảo các bài viết hữu ích khác của Uniace tại Chuyên Đề Excel.
Team Content Uniace.