Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ và ứng dụng trong công việc

Sơ đồ tư duy (Mindmap) chắc chắn là một thuật ngữ vô cùng thân quen với chúng ta. Đây là một phương pháp tư duy hiệu quả, giúp chúng ta có thể tổng hợp và hệ thống kiến thức thông qua những hình vẽ trực quan, sinh động.

Sơ đồ tư duy là gì
Sơ đồ tư duy là gì

Chỉ với một chiếc bút viết và một tờ giấy trắng, chúng ta có thể tự tạo cho mình một sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức và ghi nhớ dễ dàng bản chất của mọi vấn đề. Tuy nhiên, thực sự chúng ta đã hiểu rõ thế nào là sơ đồ tư duy? Làm thế nào để thiết lập được một sơ đồ tư duy đúng đắn? Sử dụng công cụ nào để vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả?

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là gì?

Sơ đồ tư duy, hay còn gọi là Mindmap, là một phương pháp ghi nhớ nhanh chóng bằng cách sử dụng sơ đồ hình vẽ để diễn đạt một hệ thống kiến thức, công việc, chủ đề, ý tưởng nhất định. Những nghiên cứu khoa học cho rằng chúng ta tiếp thu các kiến thức dưới dạng hình ảnh, sơ đồ trực quan, nhanh hơn dạng chữ gấp nhiều lần bằng cách tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin để hệ thống hóa chúng lại. Điều đó cho thấy sức mạnh của hình ảnh tác động tới rất lớn tới não bộ của chúng ta.

Trong Sơ đồ tư duy bao gồm hai yếu tố quan trọng:.

+ Điểm trung tâm: Đây chính là “tim” của sơ đồ tư duy nó là chủ đề, ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây là điểm cốt lõi, nơi các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.

+ “Nhánh”: Chính là những đường nối điểm trung tâm tới những chủ đề, ý tưởng nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, chúng ta có thể vẽ ra những “nhánh” nhỏ hơn, làm rõ nội dung của các nhánh lớn.

Không chỉ sử dụng chữ và các đường kẻ nối nhau trong sơ đồ tư duy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho các đường nhánh và điểm nút trung tâm. Càng trực quan, hình ảnh hóa sơ đồ tư duy của chúng ta càng trở nên hiệu quả và phát huy tối đa sức mạnh của nó.

≫> Xem thêm: Làm ơn hãy ngừng khuyên nhủ các bạn trẻ “Theo đuổi đam mê của bạn”.

II. Làm thế nào để thiết lập một sơ đồ tư duy hiệu quả?

1. Đưa ra chủ đề, ý tưởng trung tâm.

Chủ đề, ý tưởng trung tâm, hay còn gọi là “tim” sơ đồ tư duy, chính là xuất phát điểm của mọi mindmap. Nó thể hiện cho điều trọng tâm mà chúng ta đang muốn khám phá và tìm hiểu.

cách vẽ sơ đồ tư duy
cách vẽ sơ đồ tư duy

Trong sơ đồ tư duy, điểm trung tâm thường được thể hiện bằng một hình tròn, hoặc hình vuông có text biểu đạt nội dung của chủ đề, ý tưởng đó.

2. Tạo các nhánh

Từ điểm trung tâm, chúng ta tạo ra những nhánh, thể hiện những ý tưởng nhỏ bổ trợ cho điểm trung tâm.

2. Tạo các nhánh

Ví dụ, từ điểm trung tâm là Marketing, có rất nhiều những thành phần liên quan tới nó, như mạng xã hội, Email Marketing, Marketing Inbound, Marketing Outbound,… Mỗi thành phần đó, chúng ta vạch ra một nhánh con từ điểm trung tâm là Marketing.

3. Mở rộng sơ đồ tư duy

Từ mỗi nhánh lớn, chúng ta lại vẽ thêm những nhánh con nhỏ khác.

3. Mở rộng sơ đồ tư duy

Ví dụ, từ nhánh lớn Email Marketing của điểm trung tâm Marketing, chúng ta ta có thể phát triển ra những nhánh nhỏ khác, như campaign, newsletter,….

≫> Xem thêm: Tại sao Data Science đang dần mất đi vị thế của nó?

4. Trực quan hóa sơ đồ tư duy

Để sơ đồ tư duy của chúng ta trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn, chúng ta nên tô màu riêng biệt cho các nhánh của bản đồ tư duy.

4. Trực quan hóa sơ đồ tư duy

Ví dụ, trong mindmap Marketing, nhánh Inbound Marketing và các nhánh nhỏ của nó được tô màu xanh lá cây, nhánh Outbound Marketing được tô màu tìm, và tương tự như vậy cho tất cả các nhánh còn lại.

III. Sơ đồ tư duy được vận dụng như thế nào?

1. Vận dụng sơ đồ tư duy trong công việc

Trong quá trình thực hiện công việc, chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn trong khi xây dựng ý tưởng. Hơn nữa, khối lượng công việc lớn, mà chúng ta không biết nên bắt đầu từ đâu, sắp xếp các thứ tự task sao cho khoa học và hiệu quả.

Với sơ đồ tư duy, trước tiên, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng ý tưởng sáng tạo từ một ý tưởng lớn chung. Thứ tự công việc cũng sẽ được sắp xếp một cách khoa học, đơn giản và dễ hiểu, khi các đầu mục công việc được liên kết với nhau một cách có tuần tự và chi tiết thông qua các điểm trung tâm và đường nhánh trong bản đồ tư duy.

2. Vận dụng bản đồ tư duy trong giải quyết vấn đề

Đầu tiên, sơ đồ tư duy giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân của vấn đề thông qua hình ảnh trực quan. Sau đó, chúng ta vận dụng các “nhánh” tư duy nhỏ hơn để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Sự hiểu biết tường tận và sâu xa bản chất của vấn đề giúp chúng ta giải quyết chúng một cách đúng đắn.

3. Vận dụng sơ đồ tư duy trong quản lý thời gian

Chúng ta chỉ có 24 giờ/ngày, 8 tiếng để làm việc, nhưng những đầu công việc thì chiếm quá nhiều khoảng thời gian con người có trong tay. Vậy phải làm cách nào để phân chia và giải quyết các đầu việc này một cách hợp lý và hiệu quả ngay trong ngày? Chính là nhờ vào sơ đồ tư duy.

Với sơ đồ tư duy, chúng ta có thể gắn kết các công việc lại với nhau, sắp xếp chúng trong khoảng thời gian cố định và khoa học.

4. Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập

Khi phải tiếp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ hàng ngày qua các con chữ là một điều gần như không thể đối với bất kỳ ai. Sơ đồ tư duy sẽ là trợ thủ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta trong việc tiếp thu kiến thức học tập.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiếp nhận kiến thức qua hình ảnh trực quan dễ dàng hơn việc tiếp thu kiến thức qua con chữ đơn thuần.

≫> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới.

IV. Các công cụ giúp vẽ sơ đồ tư duy miễn phí.

1. Coggle

Coggle là trang web vẽ sơ đồ tư duy trực tuyến dành cho những người mới làm quen lần đầu.

Chỉ cần đăng nhập vào Coggle, sau ít phút chúng ta nhận ra rằng vẽ sơ đồ tư duy chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng đến như vậy. Template của Coggle đã chứa sẵn điểm trung tâm và các nút “cộng” để chúng ta dễ dàng thêm các “nhánh” xung quanh. Việc của chúng ta là chỉ cần nhấn vào nút cộng, Coggle sẽ tự động đặt đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất có thể.

Không chỉ vậy, chúng ta có thể sử dụng các nút shortcut để việc tạo lập mindmap trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Để thiết lập nút tắt, chúng ta chỉ cần nhấn vào biểu tượng dấu hỏi màu xanh ở góc bên phải cùng màn hình.

Ngoài ra, với những người có hiểu biết về cách format chữ kiểu Markdown, chúng ta hoàn toàn có thể nhấn mạnh nội dung các đoạn text trong Coggle bằng việc in đậm, in nghiêng, link hypertext cho đoạn văn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ghi nhớ của chúng ta.

2. Draw.io

Draw.Io là trang web giúp chúng ta vẽ mindmap miễn phí tốt nhất.

Draw.Io là trang web giúp chúng vẽ bất kỳ thứ gì, trong đó có cả sơ đồ tư duy. Chức năng kéo-thả cho phép chúng ta thêm hình khối, đường “nhánh” liên kết, text và hình ảnh tùy thích. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể thay đổi màu sắc, kết nối các điểm trung tâm với nhau, và nhiều điều khác nữa.

Đây là một trang web giúp chúng ta thỏa sức tạo ra các bản sơ đồ tư duy theo ý muốn. Với sức mạnh trực tuyến của mình, draw.Io cho phép bạn chia sẻ sơ đồ tư duy tới mọi người, để họ xem, nhận xét và edit bản đồ của mình.

3. MindMup

MindMup rất dễ sử dụng, chỉ qua vài thao tác đơn giản với giao diện trực quan để vẽ sơ đồ tư duy. Nhưng MindMup có chức năng chia sẻ và chỉnh sửa mindmap tới cộng đồng mới là tính năng nổi trội nhất.

Công cụ vẽ sơ đồ tư duy: MindMup
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy: MindMup

Thay vì yêu cầu chúng ta đăng nhập địa chỉ email để tạo mindmap, MindMup cho phép chúng ta có thể tùy chỉnh sơ đồ tư duy mà không phải thực hiện các bước khai báo tài khoản. Bởi khả năng lưu trữ sơ đồ chỉ tồn tại trong thời gian 6 tháng, nên MindMup thích hợp để thực hiện sơ đồ tư duy cho các dự án ý tưởng ngắn hạn.

Giờ đây, chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo sơ đồ tư duy theo ý muốn của chính mình bằng những phần mềm vẽ đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả mà hoàn toàn miễn phí.

Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại đây.

  • Logistics là gì?
  • Cách thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng.
  • Vượt qua hội chứng kẻ mạo danh ở tuổi 20.
  • Rate this post