Sự phát triển của toàn cầu hóa ngày càng cao như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển tăng cao. Logistics ra đời, phát triển và đang ngày càng trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Dù vậy, hiện nay, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về công việc Logistics.
Uniace đã biên soạn và tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics bao gồm tổng quan về Logistic, công việc cụ thể, cơ hội và thách thức… Nhằm cung cấp các thông tin các kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Tin rằng sau khi đã hiểu thực sự về ngành này, bạn sẽ cảm thấy yêu thích ngành Logistics và cân nhắc có những quyết định thử sức với lĩnh vực đầy mới mẻ và nhanh thăng tiến này. Dưới đây UNIACE sẽ cung cấp cấp cho các bạn các thông tin cần thiết để có thể trả lời được câu hỏi Logistics là gì?
1. Logistics là gì?
Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển cũng như lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và các thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Vậy logistics là gì? Nói một cách đơn giản hơn, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động bao quanh hàng hóa bao gồm các hoạt động như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Nhờ vào đó các doanh nghiệp có thể giảm được đáng kể các khoản chi phí vận chuyển, tránh việc phải “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.
≫> Xem thêm: Tại sao Data Science đang dần mất đi vị thế của nó?
2. Logistics có bao nhiêu loại?
Dựa vào quá trình vận hành chúng ta có thể chia Logistics thành 3 loại cơ bản sau:.
Inbound Logistics (Logistics đầu vào)
Đây được xem là một hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp cho các doanh nghiệp. Hoạt động này cần đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về các yếu tố như: giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Ở quá trình này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi đảm bảo về mặt chi phí thấp là nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.
Outbound Logistics (Logistics đầu ra)
Bao gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (đây có thể là nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) Sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí với mục đích chính là tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Reverse Logistics (Logistics ngược)
Bao gồm các hoạt động của quá trình phát sinh sau khi phân phối sản phẩm: thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… Nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2019 vượt 600 tỷ USD, cộng với triển vọng đầu tư nước ngoài đến từ nhiều công ty đa quốc gia như Coca Cola, Nestlé, Samsung,… Đây là một trong những công ty đã góp phần tạo điều kiện cho ngành Logistics trong nước trở nên cạnh tranh và phát triển hơn.
Nhà nước đã triển khai quy hoạch và đầu tư phát triển rất nhiều khu cảng như: Sân bay quốc tế Long Thành,cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, đường sắt xuyên Á, hệ thống đường bộ cao tốc,… Đây là yếu tố tạo thuận lợi hội nhập sâu trong khu vực và trên thế giới.
Hơn thế nữa chúng ta sở hữu vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi như: sở hữu hệ thống giao thông đường bộ có các con đường quốc lộ và cao tốc nối liền nhiều tỉnh, các vùng và liên thông đến các cửa khẩu quốc tế với Lào, Trung Quốc, Campuchia; đường bờ biển trải dài hơn 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia… Là những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành Logistics.
Công nghệ thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển hoạt động Logistics tại Việt Nam, nhờ vào ngành công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh hướng đến mục tiêu khai thác thị trường quốc tế.
≫> Xem thêm: Làm gì khi cần ra quyết định khi đang ở độ tuổi 20?
Thử thách
Trên 60% doanh nghiệp ngành Logistics hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 6% doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nhóm sở hữu vốn lớn chủ yếu là những doanh nghiệp đa quốc gia, do các chủ đầu tư nước ngoài làm chủ. Việc khan hiếm vốn đồng thời chậm phát triển công nghệ được xem là là hai yếu tố khiến các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Lao động trong ngành Logistics đang bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Hiện nay có một thực trạng là nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics đa phần vẫn chưa được đào tạo bài bản và chưa đáp ứng được tối đa chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.
Chưa nâng cao trình độ công nghệ thông tin: kết quả điều tra của Đại học kinh tế Quốc dân cho thấy, việc ứng dụng phần mềm vào quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở đa phần các tỉnh, thành rất thấp (cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 39,3%; Hà Nội 32,7%; Đà Nẵng 30,3%). Ngoài ra, tổ chức tư vấn SMC cũng cho biết 45% công nghệ thông tin của nhà cung cấp trong nước không đạt yêu cầu. Ngoài ra thì vấn đề hạn chế về mặt công nghệ cũng là một điểm yếu khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể vươn lên thị trước quốc tế.
Ngành Logistic đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng trưởng 15-30% và chiếm 20% tổng GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 1.500 doanh nghiệp làm việc trong ngành Logistics, tuy nhiên chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đây được xem là một tỷ lệ rất thấp và là một cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ đang có ý định theo học ngành này.
Tuy vậy, để có thể thành công với nghề Logistics cũng cần rất nhiều cố gắng. Đồng thời cũng yêu cầu phải luôn năng động, đáp ứng được khả năng ngoại ngữ: đa số các công ty làm trong ngành Logistics đều có xu hướng muốn phát triển hợp tác cùng các đơn vị nước ngoài, nhờ thế việc giao tiếp cũng như sử dụng chứng từ tiếng Anh là việc chắc chắn sẽ gặp phải.
Học Logistics Xong Làm Gì – Lương Bao Nhiêu?
Sau khi có tấm bằng và nghiệp vụ về Logistics, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra cho bạn. Bạn có thể tìm kiếm trên các trang tìm việc, với từ khóa vị trí đang tuyển dụng:.
Nhân viên thu mua.
Nhân viên kiểm kê.
Nhân viên quản lý hàng hóa.
Nhân viên xuất nhập khẩu.
Nếu bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm cho các vị trí này thường vào khoảng 300-700$ tùy vào khả năng của bạn. Đây có thể coi là một mức khá ổn nếu so với mặt bằng chung, để bạn có thể yên tâm theo đuổi công việc yêu thích của mình.
Trên đây là một bài viết ngắn của UNIACE giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi Logistics là gì? Ngoài ra cũng có môt số các thông tin liên quan khác liên quan đến ngành. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc.
Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại đây.