Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Cách ứng dụng vào cuộc sống

Trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển lớn mạnh như hiện nay, con người phải đối mặt với rất những khó khăn, đó có thể là những cuộc khủng bố, thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh hay cũng có thể là cướp-giết-hiếp vậy thì phải làm sao để cân bằng được nội tâm đầy phức tạp giữ vô vàn những biến động này của thế giới.

chủ nghĩa khắc kỷ là gì
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì

Chúng ta có bao giờ tự hỏi làm thế nào để sống một cách bình thản trong cả thời bình lẫn thời loạn lạc này? Bí quyết đó đã được khám phá ra từ lâu và nó được gọi là Chủ nghĩa khắc kỷ.

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phía triết học Hy Lạp được sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN.

Chủ nghĩa khắc kỷ thể hiện sức mệnh giúp con người rèn luyện tinh thần cứng rắn và bình tĩnh khi đối mặt với những nỗi đau, áp lực, khó khăn trong cuộc sống.

Chủ nghĩa khắc kỷ có quan điểm rằng, ta trở lên đau khổ là vì ta đã nhận định các vấn đề sai cách. “Khắc kỷ” ở đây không phải là điều gì đó quá nguyên tắc, nghiêm ngặt hay khổ hạnh. Ngược lại, chủ nghĩa này cho rằng để có hạnh phúc, sự an yên trong cuộc sống, chúng ta cần sống hòa hợp giữa bản chất con người và cuộc sống.

>> Xem thêm: Vượt qua hội chứng kẻ mạo danh ở tuổi 20

2. Những giá trị cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ?

Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc chỉ là giúp con người rèn luyện tinh thần để sống bình tĩnh khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Nhờ vào đó, rất nhiều hiều tri thức, nghệ sĩ, nhà văn và doanh nhân thực hiện những hướng dẫn của chủ nghĩa khắc kỷ để truyền cảm hứng sáng tạo và thiết lập kỉ luật.

  • Nguồn gốc của sự bất mãn của chúng ta bắt nguồn từ nhu cầu giải tỏa tâm trạng là hành động theo cảm xúc nhất thời thay vì dùng lí trí để xử lý các vấn đề. Ví dụ nhiều người trong chúng ta thực hiện hành động mà không hề suy nghĩ kỹ.
  • Chủ nghĩa khắc kỷ chỉ dạy cho chúng ta về cuộc sống ngắn ngủi và sự không thể lường trước được của nó của nó.
  • Chủ nghĩa khắc kỷ giúp chúng ta luôn kiểm soát bản thân, tình đoàn kết không lay chuyển.
  • Nó giúp chúng ta đối mặt và vượt qua được những cảm xúc tiêu cực, rèn luyện tinh thần cứng rắn không buồn bã, mất phương hướng trước những điều mà chúng ta không thể kiểm soát.
  • Mỗi một người có những cảm xúc khác nhau vì vậy không ai có thể khiến bạn điều khiển bất kỳ xúc cảmcủa bạn nào cho dù có mạnh mẽ đến đâu. Việc cảm nhận và phản ứng như thế nào là do tinh thần của mỗi người.
  • Ví dụ: Khi qua đường, một người lạ mặt thô lỗ với bạn. Bạn có quyền lựa chọn bực túc, buồn bã, cảm thấy tiếc cho họ vì đã làm bạn đau khổ hoặc coi thường nó và cảm thấy không có vấn đề gì cả để phải bận tâm. Dù cảm xúc đó và phản ứng của bạn lúc đó có hợp lý hay không thì cũng không quan trọng.

    Suy cho cùng bạn phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc khi phản ứng. Để đổ lỗi cho những tác nhân bên ngoài bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

  • Học hỏi những người đã làm mẫu hoặc xin sự cô vấn từ họ để truyền cảm hứng và khuyến khích bản thân làm tốt hơn và nhiều hơn nữa.
  • Hiểu được rằng nếu bạn thất bại, bạn còn được sống sót. Bạn sẽ học, sẽ điều chỉnh và sẽ vượt qua. Thất bại không phải hẳn kẻ thù. Nó sẽ giúp nạp nhiên liệu vào động lực của bạn.
  • Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng, động lực, sáng tạo và mở rộng kiến thức trong các lĩnh vực mà bạn có mong muốn phát triển. Áp dụng những kiến thức đó để tự mình tiến xa hơn.
  • Hãy nói một cách trung thực và có sức thuyết phục. Sự thẳng thắn của bạn sẽ được mọi người tôn trọng. Mọi người đều cần nghe sự thật từ những người bạn của họ.
  • Ngăn chặn sự trì hoãn, đây đúng là một khó khăn lớn thế nhưng điều đó là đúng đắn, hãy sắp xếp các hoạt động của bạn một cách hợp lý, dành thời gian để giải trí và các mục tiêu cá nhân của bạn.
  • Đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích và lãng phí.
  • Hãy hết mình trong đam mê của bạn và những gì bạn yêu thích.
  • 3. Làm thế nào để có thể ứng dụng được chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hàng ngày ?

    3.1. Để bản thân tách ra khỏi sự thoải mái của bạn.

    Một người hoàn toàn có thể ngủ ngoài đường phố hay công viên mà không có gì ngoài quần áo mặc trên người và ít thức ăn, nước uống cần có. Bạn có thể thực hành điều này bằng cũng dành một đêm ở ngoài đường hoặc một lựa chọn ít cực đoan hơn là một chuyến đi tới một nơi bạn thích với một cái túi nhỏ cùng những vật dụng hạn chế.

    Bạn không được phép mang thêm bất cứ thứ gì khác, chỉ mang theo những thứ bạn thực sự cần thiết. Kết thúc chuyến đi, có thể có một vài món đồ mà bạn thậm chí còn không sử dụng tới.

    3.2. Đối mặt với chướng ngại vật

    Tập luyện cho nhận thức của bạn để nhìn mọi thứ từ một góc nhìn khái quát hơn, mở rộng tầm hiểu biết. Không phải bất kì điều gì xaye ra đều bị phân chia hoàn toàn tích cực hay tiêu cực. Có lẽ bạn đang phải đối mặt với một vấn đề nào đó và nó có thể là một chút sợ hãi, cảm giác như mọi thứ đang sụp đổ.

    Hãy dành một chút thời gian để đi bộ thư giãn và có những hoạt động mới mình một chút. Nhìn sự việc qua một lăng kính mới. Hãy tìm kiếm, cơ hội luôn biết cách xuất hiện đúng lục. Hãy sử dụng nó như một nguồn năng lượng để cải thiện bản thân và mục tiêu của bạn.

    3.3. Mọi thứ là tạm thời

    Đừng dừng lại. Nếu kế hoạch của bạn thất bại, hãy vượt qua nó. Mọi thứ đều thoáng qua trong cuộc đời bạn, đặc biệt là đam mê. Hãy nghĩ về những điều bạn rất muốn hay những điều rất nhạt nhẽo với bạn bây giờ. Sở hữu một chiếc áo, một chiếc điện thoại mới, một tình yêu.

    Tất cả sẽ trở nên cũ kỹ và một số điểm sẽ rất buồn tẻ. Nhìn một cách tổng quan thì những điều đó là vô nghĩa trên một sơ đồ lớn, bởi vì chính bạn có một phần nhỏ như vậy trong thế giới mà chúng ta đang sống.

    Quan trọng nhất là bạn đừng để bị cuốn vào những cảm xúc đam mê của bạn. Chúng làm hỏng sức khỏe của bạn và làm bạn mất tập trung với mục tiêu của mình. Chắc chắn ai đó đã làm bạn sai và cho rằng họ đã thắng lớn. Có lẽ họ kinh khủng, nhưng hãy để họ như vậy.

    Một số thiếu sót của người khác sẽ không làm giảm sự tỏa sáng của bạn trừ khi bạn cho phép họ. Vì vậy, đừng lo lắng.

    Vừa rồi là bài chia sẻ về chủ nghĩa khắc kỷ là gì, cùng với đó là cách để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Bạn đã ứng dụng như thế nào, hãy chia sẻ trải nghiệm của mình nhé.

    Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ:.

  • Làm gì khi thấy chán nản? 3 cách vượt qua buồn chán.
  • Time Blocking là gì? 10 cách để bắt đầu với Time Blocking.
  • Entry level job là gì? 10 “điều răn” giúp bạn sống sót qua công việc Entry-Level.
  • Rate this post