Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chức danh công việc như Business Analyst (BA.), Business Intelligence Analyst (BI), Data Analyst (DA), Business Intelligence Engineer, Data Engineer (DE.), Data Scientist (DS), Research Scientist (RS), System Architect, Database Administrator, Chief Analytics Officer (CAO), v.V. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí công việc trong mảng dữ liệu, hiểu rõ các điểm khác biệt, kỹ năng cần thiết cũng như lộ trình thăng tiến tham khảo dựa theo cách thức phân loại trong báo cáo uy tín “The Quant Crunch – IBM” được trường MIT lựa chọn để trình bày trong buổi giới thiệu chương trình “Master in Business Analytics” danh giá. Bài viết cũng sẽ bao gồm quan điểm và nhận định của cá nhân mình dựa theo trải nghiệm thực tế đúc kết trong suốt 10 năm hơn nghiên cứu và theo đuổi con đường trở thành một “người hành nghề phân tích chuyên nghiệp – Analytics Professional”.
Data-Driven Decision Makers.
Data Scientists & Advanced Analytics.
Data-Driven Decision Makers (D3M)
Vai trò: Quản lý các phòng ban chức năng.
Chức năng: Sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định ở cấp độ vận hành và chiến lược.
Tên gọi nghề nghiệp: giám đốc/quản lý phòng Marketing, Vận hành, Sản phẩm, v.V.
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: Hiện nay, hầu hết là 10% nhưng lý tưởng là 30%.
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức đọc hiểu kết quả phân tích (thấp).
Nhóm kỹ năng chính:.
Nhận định chuyên môn:.
Functional Analysts (BA.)
Vai trò: Chuyên viên phân tích của từng phòng ban. (Viết tắt FA thường hay dùng để nói vị trí Financial Accountant hoặc Finance Assistant).
Chức năng: Sử dụng dữ liệu để đưa ra các đề xuất thay đổi hoặc cải thiện vận hành trong một phòng ban cụ thể.
Tên gọi nghề nghiệp: chuyên viên phân tích kinh doanh (Sales Analyst), vận hành (Ops Analyst), sản phẩm (Product Analyst), tài chính (Financial Analyst) v.V. Còn hay được gọi chung là Business Analyst (BA.).
Lưu ý: trong mảng phát triển phần mềm và ứng dụng, từ BA. được dùng riêng để chỉ vị trí đứng giữa những lập trình viên và những người còn lại nhằm mục tiêu ghi lại yêu cầu phát triển tính năng đối với phần mềm và ứng dụng. Mình sẽ tạm gọi vị trí này là IT BA. và không nằm trong nhóm nghề phân tích dữ liệu mà là phân tích nghiệp vụ phần mềm.
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: 60%.
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức hoàn thành báo cáo chính xác, kịp thời, rõ ràng, cô đọng (trung bình).
Nhóm kỹ năng chính:.
Nhận định chuyên môn:.
Analytics Managers (AnM)
Vai trò: Quản lý chức năng phân tích. (Viết tắt AM thường hay dùng để nói vị trí Accounting Manager).
Chức năng: Quản lý hoạt động phân tích trong công ty và tổng hợp các phân tích đề xuất từ BA. và/hoặc DA để trình bày cho các cấp lãnh đạo (BoD).
Tên gọi nghề nghiệp: quản lý hoạt động phân tích kinh doanh (Chief Analytics Officer). Đây là một chức danh cấp Chief (C Level) mới xuất hiện trong vài năm gần đây khi năng lực phân tích của tổ chức lên một tầm cao mới đòi hỏi người có chuyên môn sâu về phân tích để hiểu rõ các phân tích được thực hiện và các kết luận rút ra có đủ tiêu chuẩn để sử dụng hay không.
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: 80%.
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức thành thạo trong việc thực hiện cũng như đánh giá các phân tích và đề xuất, hiểu rộng tổng quát về toàn bộ hạ tầng phân tích trong tổ chức (cao).
Nhóm kỹ năng chính:.
Nhận định chuyên môn:.
Data Systems Developers (DE.)
Vai trò: Chuyên viên phân tích quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu.
Chức năng: Thiết kế, xây dựng và duy trì hạ tầng phân tích dữ liệu bao gồm các luồng cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn và trung tâm dữ liệu (Data Pipeline and Data Warehouse).
Tên gọi nghề nghiệp: Database Admin, Devops, Data/System Engineer, Full-stack Developer. (Các vị trí này gần như luôn phải làm việc với lập trình bằng tiếng anh nên chức danh cũng hiếm khi được dịch ra tiếng việt).
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: 10% (vị trí này tập trung vào việc đảm bảo hạ tầng ổn định trong các công ty có hệ thống dữ liệu phức tạp để BA., DA, AnM, DS có thể thực hiện tốt nhất chức năng phân tích của mình).
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức thành thạo về hạ tầng kiến trúc dữ liệu (cao).
Nhóm kỹ năng chính:.
Nhận định chuyên môn:.
Data Analysts (DA)
Vai trò: Chuyên viên phân tích dữ liệu.
Chức năng: Khai thác các giá trị phân tích từ dữ liệu có kết hợp với kiến thức thống kê và xây dựng mô hình để đưa ra các đề xuất thay đổi hoặc cải thiện vận hành cho bất kỳ phòng ban nào có liên quan..
Tên gọi nghề nghiệp: chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst / BI Analyst). Còn hay được gọi chung là Data Analyst (DA/BI).
Lưu ý: từ BI gốc vốn không phải dùng để ám chỉ một nghề nghiệp cụ thể nào mà mang ý nghĩa là một quá trình từ khai thác giá trị dữ liệu đến ra quyết định có sự tham gia của 4 vai trò (ở những công ty rất lớn trên thế giới thì sẽ có rạch ròi ra 4 vị trí cụ thể). Tại Việt Nam, DA thường làm 1+2+3+[4], BA. thường làm [1]+2+3+[4], AnM thường làm [1]+2+3+4 (với [] có nghĩa là thỉnh thoảng).
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: 100%.
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức hoàn thành báo cáo chính xác, kịp thời, rõ ràng, cô đọng (cao).
Nhận định chuyên môn:.
Nhận định cá nhân:.
Data Scientists & Advanced Analytics (DS)
Vai trò: Nhà khoa học dữ liệu. Đây là vị trí “Scientist” nên nó đòi hỏi nghiên cứu (Research) giống như các vị trí nhà hóa học, vật lý học, toán học, v.V.
Chức năng: Sử dụng mô hình phân tích phức tạp để tạo ra những đột phá trong cách thức vận hành hoặc sản phẩm của tổ chức.
Tên gọi nghề nghiệp: Data Scientist, Research Scientist, Economist.
Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy: 80%.
Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích: ở mức thành thạo trong việc lựa chọn thuật toán, kiểm định giả thuyết, thực hiện các phân tích và đề xuất đột phá, hiểu chuyên sâu về toàn bộ hạ tầng phân tích trong tổ chức (rất cao).
Nhóm kỹ năng chính:.
Nhận định chuyên môn:.
LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT CHO BẠN
Bản đồ ngành nghề bên dưới giúp bạn nhìn thấy được tương quan giữa các vị trí khi xem xét 2 yếu tố để giúp bạn xác định điểm đến tiếp theo cho phù hợp.
(1) Tỉ trọng trên tổng thời gian làm việc dành cho các công việc phân tích thuần túy và.
(2) Yêu cầu về khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích.
Nhóm 1,2,3
Nếu bạn thấy công việc hiện tại của mình nằm ngoài vùng nhóm 4. Bạn nên phát triển theo lộ trình sau:.
Chuẩn bị phỏng vấn BA..
XEM CHI TIẾT.
Nhóm 4 – BA.
Nếu bạn thấy công việc hiện tại của mình nằm trong vùng nhóm 4 và có tính chất giống BA.. Theo lộ trình sau:.
Chuẩn bị phỏng vấn DA.
XEM CHI TIẾT.
Nhóm 4 – DE.
Nếu bạn nghĩ mình đang làm DA nhưng bạn đang đọc bài này, rất tiếc phải nói rằng bạn có lẽ đang là DE.. Theo lộ trình sau:.
Chuẩn bị phỏng vấn DA.
XEM CHI TIẾT.
Với mong muốn chia sẻ kiến thức đầy đủ và cập nhật nhất về dữ liệu và phân tích cho mọi người, mình đã dành toàn bộ thời gian từ khi vừa ra trường cho tới hiện tại để liên tục nghiên cứu chuyên sâu, trải nghiệm nhiều vị trí làm việc trực tiếp khai thác giá trị từ dữ liệu tại nhiều công ty thuộc nhiều mảng khác nhau để mang đến chương trình PHÂN TÍCH TOÀN DIỆN có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết nền tảng và thực tiễn ứng dụng. Mình và đội ngũ tại UNIACE hi vọng chương trình này sẽ truyền cảm hứng về nghề cho mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ kế tiếp để cân bằng sự thiếu hụt về nhân lực phân tích tại Việt Nam.