Phần mềm Excel có rất nhiều loại hàm để hỗ trợ cho chúng ta trong công việc. Trong đó, thì Excel cũng có hỗ trợ hai hàm FIND và SEARCH để giúp bạn tìm kiếm dữ liệu trong Excel nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Hàm này không quá phức tạp nhưng để hiểu rõ hơn về hai hàm này thì mong rằng các bạn hãy theo dõi bài viết này sẽ giới thiệu về hàm FIND và hàm SEARCH.
Hàm FIND là hàm được dùng để dò tìm ký tự trong Excel, khi sử dụng hàm này sẽ trả về một ký tự hay chuỗi phụ trong một chuỗi văn bản. Cú pháp của hàm.
FIND (find_text, within_text, [start_num]).
Trong đó:.
Find_text là gồm ký tự hoặc chuỗi mà bạn muốn tìm.
Within_text là chuỗi văn bản được tìm kiếm và thông thường chuỗi văn bản này được xem như một ô tham chiếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gõ chuỗi trực tiếp vào công thức.
Start_num là một đối số tùy chọn xác định vị trí của ký tự mà bạn bắt đầu tìm kiếm. Nếu bạn không nhập đối số ở đây, Excel sẽ tìm kiếm bắt đầu từ ký tự thứ nhất của chuỗi Within_text.
Hai đối số find_next, within_text là hai đố số bắt buộc phải có khi sử dụng hàm FIND. Và đối số start_num là đối số tùy chọn.
Khi hàm FIND hoạt động nhưng không tìm thấy hay start_num chứa nhiều ký tự hơn within_text hoặc start_num là 0 (không) hoặc một số âm thì sẽ trả về giá trị là !VALUE!
Những vấn đề cần lưu ý khi chúng ta sử dụng hàm FIND
Hàm FIND khi dùng sẽ phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Khi dùng hàm FIND không được dùng ký tự để thay thế.
Ở đối số find_next nếu chứa nhiều ký tự, hàm FIND sẽ trả về vị trí của ký tự đầu tiên. Ví dụ: chúng ta có chữ “vui”, khi bạn nhập công thức FIND(“ui”,”vui”) thì kết quả sẽ là 2.
Tương tự nếu như trong phần within_text chứa nhiều lần xuất hiện của tệp tin find_text, lần xuất hiện đầu tiên sẽ được trả về. Ví dụ có chữ happy, khi nhập công thức FIND(“p”,”happy”) thì kết quả sẽ là 3.
Hàm SEARCH
Hàm SEARCH đặc biệt hơn hàm FIND là khi tìm kiếm dữ liệu sẽ không phân biệt chữ hoa và chữ thường, đó cũng là sự khác biệt lớn nhất của hai hàm. Công thức của hàm SEARCH cũng tương tự như công thức của hàm FIND như sau:.
=SEARCH (find text, within text, start num).
Trong đó:.
Find text – là ký tự, văn bản bạn muốn tìm kiếm.
Within text – là văn bản, chuỗi ký tự cần tìm kiếm.
Start num – vị trí bắt đầu tìm kiếm.
Khi hàm SEARCH hoạt động nếu như gặp các trường hợp sau thì hàm sẽ trả về giá trị #VALUE!:.
Lưu ý: Trong khi sử dụng hàm nếu bạn muốn tìm một dấu hỏi (?) Hoặc dấu sao (*), gõ một dấu ngã (~) trước ký tự tương ứng.
So sánh giữa hàm FIND và hàm SEARCH
Tuy rằng, hàm FIND và hàm SEARCH giống nhau về cú pháp cũng như cách sử dụng. Nhưng hai hàm này cũng có một số sự khác biệt như sau:.
Ví dụ: Chúng ta sẽ có giá trị là chữ “Hạnh”, chúng ta sẽ dùng hàm FIND và hàm SEARCH để tìm kiếm kí tự “h” và “H” để thấy sự khác biệt.
Khác với hàm FIND thì hàm SEARCH cho phép chúng ta có thể sử dụng ký tự đại diện trong đối số find_text:.
Ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn về cách hoạt động khi dùng ký tự thay thế.
Kết quả trên cho thấy “chức năng*2013” sẽ trả về vị trí của ký tự đầu tiên (“c”) trong chuỗi nếu chuỗi văn bản được đề cập trong within_text có chứa cả “chức năng” và “2013” mặc dù có bao nhiêu ký tự khác ở giữa.
Một số ví dụ về hàm FIND và hàm SEARCH
Ví dụ 1: Tìm một chuỗi trước hoặc sau một ký tự nhất định
Để có thể trích một dữ liệu nằm bên phải hay bên trái thì bạn không thể sử dụng một loại hàm được mà bạn phải kết hợp hàm FIND hay hàm SEARCH với một số hàm khác. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ kết hợp với hàm LEFT, RIGHT, LEN.
Ví dụ sẽ hướng dẫn công thức để bạn trích họ như sau.
Ví dụ tiếp theo sẽ hướng dẫn trích tên bằng hàm FIND và SEARCh.
Ví dụ 2: Tìm sự xuất hiện lần thứ N của một ký tự nhất định trong chuỗi văn bản bằng hàm FIND
Ở ví dụ sau đây chúng ta sẽ đi tìm vị trí xuất hiện lần thứ 2 và lần thứ 3 của dấu “-” của dữ liệu này:.
Ví dụ trên cho chúng ta thấy rõ về cách hoạt động của hàm FIND khi sử dụng để tìm kiếm sự xuất hiện lần thứ bao nhiêu củ một ký tự nhất định.
Ví dụ 3: Tìm văn bản giữa các dấu ngoặc
Nếu như trong một văn bản khá dài và phần văn bản mà bạn muốn trích nằm trong dấu ngoặc đơn thì bạn phải làm như thế nào? Để có thể trích văn bản trong dấu ngoặc đơn chúng ta cần phải kết hợp hàm SEARCH với hàm MID. Bài Excel dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
Hay bạn có thể dùng hàm FIND để thay thế cho hàm SEARCH ở trường hợp này, bởi vì ở trường hợp này chúng ta không cần quan tâm đến việc phân biệt chữ hoa và thường.
Bài viết này đã giới thiệu cũng như hướng dẫn cách sử dụng của hai loại hàm này đến với các bạn. Hi vọng hàm FIND và hàm SEARCH sẽ giúp ích cho bạn trong công việc của bạn giúp bạn không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm một dữ liệu nào đó!
Tham khảo các bài viết hữu ích khác của Uniace tại Chuyên Đề Excel.
Team Content Uniace.