Kỹ năng ghi nhớ là gì, cách ghi nhớ nhanh và lâu

Có những bạn chỉ cần đọc lướt qua một lần đã nhớ, nhưng có những người phải ghiền ngẫm thật lâu nhưng không ghi nhớ được là bao. Rất nhiều người gặp tình trạng học trước quên sau. Vậy làm thế nào để ghi nhớ được lâu? Trước tiên hãy cùng Uniace tìm hiểu kỹ năng ghi nhớ là gì và cách để cải thiện kỹ năng ghi nhớ.

kỹ năng ghi nhớ là gì
Kỹ năng ghi nhớ là gì, cách ghi nhớ nhanh và lâu

Quá trình đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn những điều đó với nội dung kiến thức hiện được tồn tại và khắc sâu vào não bộ được gọi là ghi nhớ.

Hành động quyết định khả năng ghi nhớ của con người. Điều này có nghĩa, kỹ năng ghi nhớ của một người được thể hiện qua động cơ, mục đích và phương tiện thực hiện. Theo nghiên cứu, ghi nhớ được chia ra làm 2 hướng đó là ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định.

Ghi nhớ có chủ định

Ghi nhớ có chủ định là ghi nhớ theo mục tiêu, dự định từ trước đây là kỹ năng đòi hỏi bạn phải có ý chí, động lực và phương pháp hiệu quả. Ghi nhớ sẽ hiểu quả hơn khi bạn có thể hiểu rõ nội dung của tài liệu. Đây gọi là phương pháp ghi nhớ logic và có ý nghĩa.

Ghi nhớ không chủ định

Đây là kỹ năng ghi nhớ không theo mục đích từ trước. Tài liệu sẽ được nhớ một cách tự nhiên mà bạn không cần cần phải nỗ lực hoặc dùng thủ thuật để ghi nhớ. Sự hấp dẫn của nội dung kiến thức, tài liệu sẽ quyết định mức độ ghi nhớ. Thông thường với những tài liệu sáng tạo có khả năng tạo ra sự thu hút hay cảm xúc mạnh mẽ thì quá trình ghi nhớ sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Ví dụ, khi bạn thường xuyên nghe và hát theo một bài hát bạn yêu thích, một thời gian sau bạn có thể nhớ được giai điệu và lời của bài hát mặc dù bạn không có chủ định ghi nhớ điều đó.

Làm thế nào để ghi nhớ Logic?

Ghi nhớ là một trong những kỹ năng mềm quan trọng để bạn có thể phát triển bản thân. Có rất nhiều phương pháp để có thể phát triển kỹ năng ghi nhớ, dưới đây là số phương pháp giúp bạn có thể ghi nhớ logic.

  • Khi tài liệu của bạn rất dài, bạn nên phân chia tài liệu thành các đoạn, đặt tiêu đề khái quát nội dung cho mỗi đoạn.
  • Hãy phân tích, tổng hợp, so sánh và phân loại tài liệu.
  • Bạn cần nắm vững nội dung cốt lõi của vấn đề, không nên chỉ học vẹt.
  • Nên tập trung vào những vấn đề ưu tiền và những thông tin cần thiết.
  • Đừng lãng phí thời gian vào những điều không cần thiết, hãy chọn nguồn thông tin chuẩn nhất.
  • Ngoài ra, để ghi nhớ tốt nhất bạn cần phải có hứng thú, tập trung chú ý và hiểu được tầm quan trọng của tài liệu. Theo tính chất, nội dung của tài liệu sẽ quyết định phương pháp ghi nhớ hiệu quả. Để lưu trữ thông tin lâu hơn bạn hãy kết hợp các giác quan, liên kết tài liệu với những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.

    Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ như thế nào?

    Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp ghi nhớ hiệu quả, để ghi nhớ được lâu hơn và phát triển kỹ năng này, bạn cần phải có sự rèn luyện đúng cách. Đơn giản nhất đó là bắt đầu từ những thói quen tốt cho não bộ của bạn. Đó chính là:.

  • Để giúp bạn cải thiện trí nhớ và tăng thêm kiến thức cho bản thân bạn nên đọc sách mỗi ngày.
  • Não bộ sẽ được khỏe mạnh và hoạt động tốt khi bạn ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ và không dùng các chất kích thích có hại cho não.
  • Hãy luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hoạt động thể dục thể thao hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với não bộ. Bởi vận động sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, góp phần sản sinh tế bào máu mới trong não.
  • Luyện tập trực quan hóa các dữ liệu bằng cách hình ảnh, liên tưởng gần gũi.
  • Dành thời gian để đầu óc thư giãn bằng cách tập thiền, yoga hoặc gặp gỡ bạn bè….
  • Cách ghi nhớ nhanh và lâu

    Chiến thuật có thể giúp bạn có thể ghi nhớ nhanh và lâu được liệt kê dưới với 5 cách đơn giản sau.

    Chăm chỉ ghi note

    Dù trí nhớ của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa thì với số lượng lớn kiến thức mỗi ngày, việc quên và nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi. Vì thế bạn nên ghi nhớ là hãy luôn mang theo một cuốn sổ bên người đồng thời đừng quên ghi lại ngay những thông tin hữu ích mà bạn tiếp thu. Điều này cũng được áp dụng khi bạn bất chợt có những ý tưởng mới trong công việc và cuộc sống.

    Hệ thống lại thông tin

    Đừng quên lập cho mình một kế hoạch học tập hoàn chỉnh. Đây là cách giúp kiến thức phải được hệ thống một cách đầy đủ và chính xác. Do đó mà bạn có thể quản lý được công việc, kiến thức và dễ dàng xâu chuỗi được nội dung bài học. Kiến thức cần được ghi nhớ thông qua phân loại theo chủ đề hoặc bạn có thẻ ghi chép dựa trên thứ tự bài giảng trên lớp, kiến thức thầy cô cung cấp, bài tập….

    Gợi nhớ bằng hình ảnh

    Sử dụng hình ảnh để ghi nhớ là một phương pháp ghi nhớ hiệu quả. Vì cơ chế não của con người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn dưới dạng chữ. Vì thế đừng bỏ lỡ phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh nhé.

    Vẽ bản đồ tư duy

    Bản đồ tư duy được xem là một phương pháp trực quan của việc ghi chú thông tin, được trình bày theo cấu trúc, nhưng cũng dựa trên sáng tạo của mỗi người. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sắp xếp những thông tin xung quanh. Cách này có thể giúp bạn cải thiện 15% trí nhớ so với các cách học thông thường.

    Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ:.

  • Ưu và nhược điểm của học nhóm.
  • Đừng để sếp quyết định tương lai của bạn.
  • Overthinking là gì , liệu có mang lại lợi ích gì không?
  • Rate this post