TÔI KHÔNG LÀM VIỆC VỚI SỐ LIỆU NHIỀU THÌ CÓ THEO ĐUỔI NGHỀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC KHÔNG?

Mình hi vọng bài viết chia sẻ của học viên dưới đây sẽ truyền động lực cho bạn và rất mong được đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển bản thân trong mảng phân tích dữ liệu và ra quyết định bằng dữ liệu.

Đây là bài chia sẻ từ học viên !

Con đường trở thành Business Intelligence (BI) của mình như thế nào?

Hiện tại mình đang đảm nhiệm vị trí Business Intelligence Manager tại một công ty startup công nghệ. Nền tảng học vấn của mình là kinh tế chuyên ngành bất động sản – hoàn toàn không liên quan đến ngành nghề hiện tại. 2 năm đầu mới ra trường, mình làm nhân viên nghiên cứu thị trường, công việc chỉ dùng các hàm Excel cơ bản để làm việc. Tuy nhiên, đến năm 2016 mình quyết định chuyển việc và bắt đầu lại từ đầu với vị trí nhân viên phân tích kinh doanh tại một công ty tài chính. Công việc chính lúc này của mình là tạo các báo cáo hàng ngày, báo cáo tháng, cảnh báo các bất thường và làm các yêu cầu theo chỉ đạo của cấp trên cho khối kinh doanh. Đây cũng là công việc đầu tiên mình làm việc với một khối lượng dữ liệu lớn đẩy từ hệ thống về thông qua Excel.

Mặc dù làm việc với dữ liệu, nhưng kỹ thuật của mình lúc này khi xử lý rất cơ bản, chỉ sử dụng các hàm, pivot table và các tính năng cơ bản trên Excel. Tính chất của công việc cần lấy số liệu từ nhiều nguồn, các file Excel từ các phòng ban khác nhau gửi qua. Sau đó copy và paste dữ liệu vào file báo cáo, kèm theo sử dụng các công thức để ra được 1 sheet gọi là Dashboard. Do vậy, mỗi ngày tốn ít nhất 3 tiếng buổi sáng để làm khoảng 10 báo cáo hàng ngày. Và 2 ngày cuối tháng để chốt số cho phòng Kinh doanh. Công việc cứ lặp đi lặp lại hàng ngày như vậy. Sau 3 tháng làm việc, mình nhận thấy hiệu quả công việc không cao và cần phải thay đổi cách làm để có thêm thời gian thực hiện thêm các phân tích cơ bản cho phòng ban. Đến đầu năm 2017, qua buổi nói chuyện với Nhật – người sáng lập ra UNIACE bây giờ, mình đã tiến hành học thêm các kỹ thuật nâng cao của Excel hiện đại. Việc ứng dụng Power Query trong công việc đã thật sự thay đổi các công việc hàng ngày của mình và thay đổi cả con đường sự nghiệp của mình 3 năm sau đó. Thay vì mất 2 ngày để làm các báo cáo kinh doanh cho những ngày cuối tháng, việc kết hợp Power Query, Power Pivot và SQL giúp mình xử lý các báo cáo này chỉ trong vòng 10 phút. Các báo cáo hàng ngày gửi ra thay vì copy, paste xử lý thủ công như trước đó, nhờ áp dụng các kỹ thuật trên giúp mình giảm thiểu 90% thời gian so với bình thường.

Power Query, Power Pivot tiện lợi ra sao?

Bên cạnh đó, việc làm phân tích tại phòng kinh doanh mình thường xuyên phải tương tác, gửi báo cáo ra ngoài cho khoảng 40 nhân viên từ cấp quản lý vùng trở lên. Việc làm các Dashboard hay báo cáo phân cấp theo từng nhân viên làm sao đảm bảo đầy đủ số liệu, đẹp nhưng vẫn tinh gọn, các báo cáo gửi ra ngoài phải có dung lượng nhỏ (dưới 1M) rất khó nếu chỉ làm thuần túy trên Excel và Pivot Table – gần như là không thể lúc đó, vì dữ liệu trên file đã lên tới gần 100 nghìn dòng. Tại thời điểm năm 2016, mỗi một báo cáo gửi ra mình không để đính kèm file do bị giới hạn dung lượng dưới 15Mb, dẫn tới việc phải thao tác thủ công cắt thành các file nhỏ hơn để gửi ra. Vì vậy, khi học và áp dụng Power Pivot và Slicer, giúp cho các file dashboard mình gửi ra chỉ còn khoảng 600-800 Kb – vẫn đảm bảo đầy đủ dữ liệu, linh động hơn cho người sử dụng và giảm thiểu thời gian làm file mỗi ngày. Với một thao tác đơn giản là cập nhập dữ liệu từ hệ thống, sau đó quan sát đưa ra nhận xét hoặc cảnh báo và gửi đi. Người nhận báo cáo chỉ cần click vào tên là đã có thể xem toàn bộ thông tin. Từ thời điểm tiếp cận các chức năng nâng cao của Excel như Power Query, Power Pivot mình đã có nhiều thời gian hơn để làm các phân tích nâng cao cho phòng ban, đem lại hiệu quả và giá trị hơn trong công việc. Ngoài phát triển cho chính bản thân mình, giai đoạn này mình cũng áp dụng các kỹ thuật trên để hỗ trợ đồng nghiệp làm các báo cáo để giảm tải thời gian thao tác thủ công. Do vậy, chỉ sau 1 năm mình đã được thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm phân tích của phòng kinh doanh và trở thành nhân viên xuất sắc nhất năm.

Không chỉ dừng lại tại đó, mình đã nói chuyện và học hỏi thêm rất nhiều từ Nhật để làm các phân tích, dự báo chuyên sâu hơn nhờ sử dụng Power BI, đồng thời trong vòng 2 năm đó mình cũng liên tục cập nhập thông tin mới nhất từ các chuyên gia nước ngoài về phân tích và dự báo. Do đó, mình quyết định chuyển hướng nghề nghiệp qua làm hẳn về phân tích dữ liệu (Business Intelligence) cho một công ty công nghệ. Với nhu cầu khan hiếm của thị trường trong lĩnh vực này, cộng thêm kinh nghiệm nghề nghiệp của mình trong thời gian hơn 3 năm làm việc tại công ty tài chính, đã cho mình một bước tiến xa cả về mức lương và cơ hội gần hơn tiến tới vị trí CAO (Chief Analytics Officer) mà bất kỳ nhân viên BI nào cũng hướng tới.

Đôi lời chia sẻ khi trở thành BI.

Càng gắn bó hơn với công việc phân tích dữ liệu, mình càng cảm nhận được tầm quan trọng của việc thu thập và khai phá dữ liệu ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn. Hơn thế nữa, công việc đã rèn thêm cho mình về tư duy logic trong việc xử lý các vấn đề xảy ra – không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà cả trong tất cả các công việc phát sinh trong công ty. Trước khi gặp Nhật hay biết đến sự “vi diệu” của bộ công cụ Microsoft, mình hoàn toàn thấy công việc với dữ liệu thật tẻ nhạt, lặp đi lặp lại và tốn thời gian vô cùng. Tuy nhiên, sau khi ngộ nhận và học hỏi mình đã hoàn toàn khác, kể cả trong tư duy, cách xử lý vấn đề. Do vậy, mình tin rằng các thế hệ trẻ đang có một cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến mới nhất để tối ưu hóa công việc, đồng thời thăng tiến trong sự nghiệp nhanh chóng nếu các bạn trẻ chịu khó học tập và nghiên cứu. Với nhu cầu săn đón các vị trí phân tích dữ liệu của các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước trong thời gian này và tương lai. Mình tin rằng, thị trường ngành nghề phân tích dữ liệu sẽ rất lớn, và các kỹ thuật mình kể trên sẽ là bước đệm vững chắc cho những bạn trẻ đang muốn thử sức với ngành nghề này, hoặc đơn giản hơn là tăng giá trị của bản thân trong nghề nghiệp bạn đang làm.

ĐĂNG KÝ NGAY !

Xem các bài viết hữu ích của Uniace tại phát triển nghề nghiệp.

  • Tôi làm ở bộ phận kế toán tài chính thì có theo đuổi nghề phân tích được không?
  • Tôi làm ở bộ phận kinh doanh thì có theo đuổi nghề phân tích được không?

Với mong muốn chia sẻ kiến thức đầy đủ và cập nhật nhất về dữ liệu và phân tích cho mọi người, mình đã dành toàn bộ thời gian từ khi vừa ra trường cho tới hiện tại để liên tục nghiên cứu chuyên sâu, trải nghiệm nhiều vị trí làm việc trực tiếp khai thác giá trị từ dữ liệu tại nhiều công ty thuộc nhiều mảng khác nhau để mang đến chương trình PHÂN TÍCH TOÀN DIỆN có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết nền tảng và thực tiễn ứng dụng. Mình và đội ngũ tại UNIACE hi vọng chương trình này sẽ truyền cảm hứng về nghề cho mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ kế tiếp để cân bằng sự thiếu hụt về nhân lực phân tích tại Việt Nam.

Rate this post