Chuyển đổi số và bài học cho chuyển đổi số của SMEs Việt Nam

Chuyển đổi số đang là từ khóa được bàn luận sôi nổi trên khắp các diễn đàn kinh tế hiện nay. Nó đang trở thành một xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs cần phải ứng dụng để có thể tồn tại bền vững.

Trong bài viết này, UNIACE sẽ chia sẻ cho các bạn các thông tin hữu ích về Chuyển đổi số là gì? Và các bài học cho SMEs Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chuyển đổi số là gì và bài học cho chuyển đổi số của SMEs Việt Nam
Chuyển đổi số là gì và bài học cho chuyển đổi số của SMEs Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp quản lý kinh doanh cho người khởi nghiệp

Chuyển đổi số (Digital Transformation) đã có mặt trên thế giới từ rất lâu trước đây, nhưng phải đến khi cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ thì thuật ngữ này mới được biết đến nhiều hơn. Thế nhưng, hiện tại lại chưa có bất kỳ một định nghĩa chung chính xác về khái niệm “chuyển đổi số là gì?”.

Theo công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, đưa ra định nghĩa rằng “Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo nên nhiều cơ hội và giá trị mới giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng, đạt doanh thu tốt hơn.”.

Trong khi đó, Microsoft lại có nhận định khác: “Chuyển đổi số là tái cấu trúc tư duy trong việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để tạo ra nhiều giá trị mới khác. Nó không dừng ở việc ứng dụng công nghệ vào thay đổi mô hình kinh doanh mà thậm chí còn tham gia vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.”.

Chuyển đổi số là việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào nhằm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
Chuyển đổi số là việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào nhằm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp với cách thức vận hành, quy mô, tầm nhìn khác nhau thì sẽ có những định nghĩa về chuyển đổi công nghệ số khác nhau.

Về bản chất, có thể hiểu “Chuyển đổi số là việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào nhằm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ tập trung vào sản phẩm sang khách hàng, từ supply chain sang digital value chain”. Sự thay đổi này thì không chỉ thể hiện ở cách thức vận hành mà còn thay đổi cả hệ tư duy và văn hóa của doanh nghiệp.

2. Tại sao các doanh nghiệp SMEs phải chuyển đổi số?

Theo xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã và đang trở thành chủ đề “nóng hổi” trên hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội.

Theo đó, sau gần 2 năm gánh chịu những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Việt Nam dần nhận thức được chuyển đổi số không còn là một trào lưu nữa mà chính là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp có thể tồn tại. Nó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Chuyển đổi số đã và đang trở thành chủ đề “nóng hổi” trên hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội.
Chuyển đổi số đã và đang trở thành chủ đề “nóng hổi” trên hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội.

Chuyển đổi số sẽ giúp SMEs tìm ra mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực hơn. Để doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. Thêm vào đó, đặc thù nền kinh tế Việt Nam, khối SMEs chiếm tỷ trọng lớn và được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là có vai trò quan trọng.

Nếu chuyển đổi số thành công, SMEs có thể phát triển các mô hình dịch vụ, sản phẩm mới dựa trên các dữ liệu và công nghệ hiện đại. Để từ đó sớm vươn mình sánh vai cùng các doanh nghiệp tầm vóc lớn.

3. Lý do khiến các doanh nghiệp SMEs Việt “ngại” chuyển đổi số

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp SMEs Việt Nam còn “ngại” chuyển đổi số bắt nguồn từ nguyên nhân chính là do lãnh đạo của doanh nghiệp chưa mạnh dạn với sự thay đổi và còn hạn chế nhận thức về chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được quy trình chuyển đổi bài bản và bền vững. Và chiến lược chuyển đổi số chưa thật sự phù hợp và hình thành rõ ràng với chiến lược kinh doanh và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.

Để tìm hiểu sau hơn về các nguyên do này, các bạn hãy cùng UNIACE tìm hiểu ngay sau đây nhé!

3.1. Lãnh đạo của doanh nghiệp chưa mạnh dạn với sự thay đổi

Để hòa mình vào công cuộc chuyển đổi số, đòi hỏi những người đứng đầu SMEs phải sẵn sàng với sự thay đổi, từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống để xây dựng nên một mô hình kinh doanh với một quy trình làm việc mới, hiện đại và linh hoạt hơn.

Theo khảo sát, có đến 22% lãnh đạo SMEs còn chần chừ và đứng ngoài xu thế do thiếu tầm nhìn, tư duy và nhận thức về chuyển đổi số. Thêm vào đó, hầu hết các nhà lãnh đạo SMEs chủ yếu chú trọng kinh doanh với mục đích tồn tại nên họ chưa nhận thấy sự cấp thiết của việc chuyển đổi công nghệ số.

Đây không phải là một giải pháp nhỏ lẻ mà là sự chuyển đổi cấu trúc toàn bộ của doanh nghiệp. Cho nên, tốc độ của việc chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số sẽ phụ thuộc vào những nhà lãnh đạo của SMEs.

3.2. Chiến lược chuyển đổi số chưa thật sự phù hợp

SMEs hiện nay vẫn chưa xác định được đâu là hướng chuyển đổi công nghệ thật sự phù hợp. Điều này khiến cho doanh nghiệp dễ bị mất phương hướng, chán nản và quyết định bỏ cuộc.

Mặc dù, vấn đề chủ chốt của việc ứng dụng công nghệ này cũng là để nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại chưa thật sự đặt trọng tâm thay đổi vào chuyển đổi số trải nghiệm khách hàng mà lại có xu hướng áp dụng các giải pháp chuyển đổi công nghệ số đại trà.

Vấn đề chủ chốt của việc ứng dụng công nghệ này cũng là để nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Vấn đề chủ chốt của việc ứng dụng công nghệ này cũng là để nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

3.3. Doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được quy trình chuyển đổi bài bản

Chuyển đổi số là một hành trình lâu dài cần thực hiện theo một lộ trình bài bản, bền vững đồi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thực hiện chuyển đổi nhưng lại chưa thiết lập được một lộ trình phù hợp.

Trong khi đang còn thiếu các nguồn lực cơ bản như nguồn nhân lực, chi phí tiếp cận giải pháp công nghệ, nguồn lực tài chính còn hạn chế thì họ lại chọn cách thực hiện nhiều sự thay đổi cùng một lúc.

Một số khác đã có lộ trình chuyển đổi số rõ ràng nhưng lại muốn thấy kết quả nhanh chóng, không tuân theo thời gian đã đề ra trước đó. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn gây nên sự thất bại và chậm trễ.

4. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước

Chuyển đổi số được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp có thể tồn tại. Nó không chỉ góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế mà còn giúp các SMEs tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ đó tăng tốc và phát triển. Sau đây là một số lợi ích của chuyển đổi số, hãy cùng UNIACE tìm hiểu thêm nhé!

4.1. Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp

Khi ứng dụng chuyển đổi số vào quy trình vận hành của doanh nghiệp, giám đốc công ty có thể chủ động và dễ dàng truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đều được hiển thị trên các phần mềm quản trị một cách trực quan, rõ ràng.

Điều này giúp cho giám đốc quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các đánh giá về chất lượng dự án và nhân sự một cách hiệu quả, minh bạch hơn so với trước kia.

Khi ứng dụng chuyển đổi số giám đốc công ty có thể chủ động và dễ dàng truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp.
Khi ứng dụng chuyển đổi số giám đốc công ty có thể chủ động và dễ dàng truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp.

4.2. Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên

Chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tối đa năng lực làm việc của nhân viên. Bởi vì, những đầu việc nhỏ, thủ công tốn thời gian và có giá trị gia tăng thấp như thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý tài chính, quản trị nhân sự, lập báo cáo thì đã có hệ thống tự động thực hiện mà không cần đến nhân viên.

Từ đó, nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc quan trọng hơn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, khi làm việc trong một mô hình kinh doanh hiện đại, tinh gọn và linh hoạt sẽ tạo cho nhân viên có động lực làm việc hơn.

Nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc quan trọng hơn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.
Nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc quan trọng hơn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.

Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng làm việc của từng nhân viên nhờ vào số liệu báo cáo trực quan được hệ thống cung cấp vào cuối ngày, cuối tháng hoặc cuối quý.

4.3. Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp

Việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ giúp cho thông tin giữa các phòng ban được kết nối với một nền tảng công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban sẽ có các phần mềm làm việc riêng nhằm phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng họ vẫn có thể kết nối và giao tiếp với nhau qua hệ thống giao tiếp nội bộ mọi lúc, mọi nơi.

Mỗi phòng ban sẽ có các phần mềm làm việc riêng nhằm phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng họ vẫn có thể kết nối và giao tiếp với nhau
Mỗi phòng ban sẽ có các phần mềm làm việc riêng nhằm phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng họ vẫn có thể kết nối và giao tiếp với nhau

Chính vì vậy mà các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp có thể được giải quyết ngay khi xảy ra và giúp cho sự vận hành không bị tắc nghẽn mà không rõ nguyên nhân.

4.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Việc sở hữu một nền tảng số hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp ra quyết định chính xác và kịp thời. Từ đó triển khai và vận hành các dự án một cách hiệu quả. Nhằm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường.

Theo giáo sư, Deborah Ancona – Quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết rằng: “Sự thúc đẩy chuyển đổi số đang tăng tốc trong một thế giới mà các công ty ngày càng cạnh tranh nhau về tốc độ, sự đổi mới, đột phá và khả năng thích nghi cao độ”.

Thêm vào đó, MIT Center For Digital Business cho biết thêm: những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn 26% so với mức trung bình của các đối thủ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Không chỉ thế, các doanh nghiệp này còn có giá trị thị trường cao hơn 12%.

Những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn 26% so với mức trung bình của các đối thủ kinh doanh
Những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn 26% so với mức trung bình của các đối thủ kinh doanh

Theo một nghiên cứu khác của Avanade vào năm 2019 thì các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công có thể sẽ đạt được kỳ vọng 17% lợi tức đầu tư vào năm tiếp theo.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được chuyển đổi công nghệ số giờ đây đã trở thành vấn đề sống còn. Nó không còn là sự lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và duy trì tính cạnh tranh.

4.5. Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Theo Accenture, có đến 91% khách hàng có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu có thể gọi tên họ, biết được lịch sử mua hàng và đưa ra được những gợi ý sản phẩm dựa trên sở thích của họ.

Thông qua công nghệ số, doanh nghiệp có thể thu thập các thông tin về dữ liệu lịch sử của khách hàng, như thu nhập, tuổi, sở thích, mức độ tương tác,… Đồng thời, cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu hiện đại nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ số còn hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời phản hồi, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Nhờ vậy mà doanh nghiệp có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ/ sản phẩm nhằm thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra được các chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đưa ra được các chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng
Đưa ra được các chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng

5. Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Quá trình chuyển đổi công nghệ số trong doanh nghiệp được chia làm 3 giai đoạn, bao gồm: số hóa thông tin (digitization), số hóa tổ chức (digitalization) và chuyển đổi số (digital transformation). Cụ thể như sau:.

5.1. Số hóa thông tin

Đây là giai đoạn chuyển từ phương thức truyền thống (analog) sang nền tảng số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi thông tin sang dạng kỹ thuật số là chưa đủ để có thể gọi là chuyển đổi số.

Mà các thông tin dạng kỹ thuật số này phải được qua các hệ thống xử lý để có thể hoạt động và sử dụng được. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với mô hình kinh doanh mới, những tiến bộ và đổi mới công nghệ.

5.2. Số hóa tổ chức (ứng dụng số hóa)

Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu để tinh giản các đầu công việc. Nó nhằm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để thích nghi với các môi trường số hóa. Là bước đầu để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công.

Tất cả các giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp đều được chuyển toàn bộ qua dạng dữ liệu điện tử, lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Từ đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm và truy xuất thông tin, hạn chế bị mất tài liệu. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn tiết kiệm được không gian lưu trữ, chi phí in ấn.

5.3. Chuyển đổi số

Như đã giải thích rõ ở phần đầu tiên, giai đoạn chuyển đổi số chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp cần hướng đến. Nó là việc doanh nghiệp bắt đầu áp dụng dữ liệu và quy trình vào trong các mô hình kinh doanh mới hiện đại, linh hoạt và hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm: UNIACE Community hướng tới việc trở thành cộng đồng số #1 trong tâm trí các bạn trẻ có hoài bão và khát khao tạo ra đột phá cho cuộc đời của mình, đặc biệt là thế hệ Gen Z, và xa hơn là thế hệ Alpha.

6. Bài học kinh nghiệm cho chuyển đổi số của SMEs Việt Nam từ case study nước ngoài

Mỗi quốc gia sẽ có những chiến lược riêng để chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, chúng đều là những kinh nghiệm quý giá để các SMEs Việt Nam có thể học hỏi và tham khảo để có những bước chuyển đổi phù hợp.

6.1. Bài học chuyển đổi số từ Thái Lan

Thái Lan là quốc gia hình mẫu về chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Từ năm 2017, chính quyền đã đưa ra kế hoạch 5 năm đầy triển vọng cho chuyển đổi số.

Bước đầu tiên là thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ Điện tử 4.0 nhằm hiện thực hóa 4 nội dung chính đưa ra trong Kế hoạch Phát triển chính phủ số. Gồm có:.

  • Xây dựng Chính phủ tích hợp, hướng tới mục tiêu thiết lập dịch vụ chia sẻ hiệu quả theo quan điểm chính phủ của doanh nghiệp và công dân.
  • Điều hành thông minh, dùng công nghệ thông tin, truyền thông, thông qua big data và Internet để hỗ trợ công việc cho doanh nghiệp và người lao động.
  • Lấy người dân làm trung tâm của việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
  • Thúc đẩy chuyển đổi, thay đổi doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh, có chiến lược phát triển cụ thể về nguồn nhân lực, quy trình làm việc, pháp luật, công nghệ, ….
  • Chính quyền đã đưa ra kế hoạch 5 năm đầy triển vọng cho chuyển đổi số.
    Chính quyền đã đưa ra kế hoạch 5 năm đầy triển vọng cho chuyển đổi số.

    Với tham vọng xây dựng Chính phủ số hiệu quả, Cục Chính phủ Điện tử Thái Lan đã tập trung:.

  • Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về số hóa cho nhân sự trong doanh nghiệp. Để họ có thể xử lý các vấn đề phức tạp bằng phân tích, dự báo và sử dụng dữ liệu lớn.
  • Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là startup.
  • Mở các Học viện chuyển đổi số chuyên đào tạo kiến thức công nghệ cho nhân sự các doanh nghiệp.
  • Quan trọng hơn cả, Chính phủ Thái Lan đã giải quyết được các vấn đề cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua các kênh điện tử bằng cách:.

  • Thiết lập hệ thống cấp phép kinh doanh được tích hợp, nhằm hỗ trợ doanh nhân có thể đăng ký kinh doanh, giấy phép, bảo hiểm, khai báo tình hình nhân sự, … Một cách dễ dàng.
  • Hỗ trợ nền tảng dịch vụ một cửa để liên kết dữ liệu giữa nhà xuất và nhập khẩu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian trong thương mại quốc tế mà còn nâng cao năng lực tiếp cận, tìm kiếm thị trường.
  • Thái Lan đang hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh cho các SMEs qua hỗ trợ tích hợp và chủ động. Như là tích hợp hệ thống thuế, … Từ đó giảm các công việc trên giấy tờ, chi phí lao động.

    6.2. Bài học chuyển đổi số từ Malaysia

    Malaysia đã thiết lập kế hoạch Công nghiệp tổng thể để tạo nền móng vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Họ đã tích cực áp dụng các công nghệ hiện đại như AI (trí tuệ nhân tạo), tự động hóa trong công nghiệp. Để nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước và tạo ra các giá trị gia tăng lớn dựa vào tri thức, công nghệ để phát triển.

    Malaysia còn chú trọng xây dựng các chính sách khoa học công nghệ và nhận thức được sự sáng tạo là trọng tâm thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước.

    Hiện, Chính phủ Malaysia đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số với 4 trụ cột chính: công nghệ 4.0, du lịch thông minh, giáo dục thông minh và thành phố an toàn. Đây là chiếc chìa khóa để đất nước này đẩy nhanh tốc độ phát triển để hướng tới mục tiêu nằm trong top 20 nền kinh tế hàng đầu Thế Giới năm 2050.

    Chính phủ Malaysia chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi công nghệ số.
    Chính phủ Malaysia chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi công nghệ số.

    Malaysia cũng đang tạo nên một hệ sinh thái mới để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực như là: hóa học, thiết bị y tế, cao su, thực phẩm, dệt may, … Họ cũng đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, năng lực, kiến thức và nguồn lực sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

    Chính phủ Malaysia đưa ra nhiệm vụ đến năm 2025 – 2026, họ phải thực hiện được 4 mục tiêu:.

  • Tăng hiệu quả lao động.
  • Tăng đầu tư đóng góp cho GDP.
  • Nâng cao năng lực đổi mới.
  • Nguồn nhân lực dồi dào cùng kỹ năng chuyên môn cao.
  • Và để đạt được 4 mục tiêu quốc gia này để trở thành một quốc gia phát triển bền vững, Malaysia đang khẩn trương tìm kiếm các nguồn lực về AI, và tăng cường các giải pháp tiếp cận với công nghệ một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

    Trên đây là những thông tin bổ ích về “Chuyển đổi số là gì và bài học cho chuyển đổi số của SMEs Việt Nam”. UNIACE hy vọng rằng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu bổ ích mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp của bạn.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu về các giải pháp chuyển đổi số sáng tạo đột phá thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo số 0933.154.978 hoặc email: nhat@uniace.Vn để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhé!

    ≫> Xem thêm.

  • 9 phần mềm lấy thông tin khách hàng chính xác, hiệu quả 100%.
  • 7 phần mềm đặt lịch hẹn mang đến trải nghiệm hoàn hảo.
  • 7 phần mềm xếp lịch làm việc nhanh chóng, hiệu quả vượt trội.
  • Rate this post