Danh sách top 6 cách tạo ấn tượng ban đầu với công việc mới

Bạn đang quan tâm đến chủ đề tạo ấn tượng ban đầu khi bắt đầu một công việc mới. Bạn đang nhận thấy việc tạo ấn tượng khá quan trọng. Thật may, hãy tham khảo ngay những cách có thể giúp bạn cải thiện điều đó.

Liệu có phải chỉ riêng mình tôi, hay cả bạn cũng cảm thấy như thể trong năm qua. Dường như chúng ta phải gác lại rất nhiều sự kiện lớn? Nhiều thứ bị khóa chặt trong “lò luyện đan” chỉ vì đại dịch nó bao gồm cả nghề nghiệp.

Cách tạo ấn tượng ban đầu
Cách tạo ấn tượng ban đầu

Trước khi đại dịch Covid 19 nổ ra bạn cảm thấy chán ghét công việc đang làm và có ý định bỏ việc, thì bạn sẽ thấy biết ơn với một việc đơn giản là có để một công việc để làm trong suốt 12 tháng qua, trong khi nhiều người không thì không được may mắn như vậy. Và khi chúng ta cảm thấy phải có trách nhiệm với ơn phước đó, ta có xu hướng tiếp tục và cố gắng.

Nhưng mọi thứ sắp thay đổi và cùng với nó, các “cửa lũ” sắp mở ra ( theo kinh thánh, cửa lũ từ trời mở và giáng trận mưa lớn xuống gây ra đại hồng thủy nhấn chìm vạn vật ). Nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Quản lý Nhân sự (SHRM) cho thấy hơn 50% người lao động Bắc Mỹ có kế hoạch tìm việc mới vào năm 2021.

Riêng số liệu đó đã có vẻ kịch tính, nhưng để thêm phần gay cấn, những chuyên gia SHRM tiến xa đến mức gọi đây là ‘cơn sóng thần turnover’ ( turnover: tỷ lệ nhân viên rời bỏ lực lượng lao động và được thay thế.).

Nếu nghiên cứu này đúng, khi thế giới bắt đầu mở cửa trở lại và chúng ta bắt đầu bước vào ‘trạng thái bình thường mới’, nhiều người sẽ bắt đầu công việc khác trong một tương lai không xa.

Không còn cách nào khác – tìm kiếm một công việc mới đòi hỏi nhiều nỗ lực, và việc bắt đầu công việc freelancer thậm chí còn trở nên khóa khăn hơn trước kia. Vì vậy, nếu bạn là một trong số nhiều người lên kế hoạch để cuốn vào ‘cơn sóng thần’ này, thì đây là sáu mẹo tạo ấn tượng ban đầu với công việc mới.

≫> Giới thiệu: TÀI NĂNG TRẺ YOUNG TALENT – Chương trình đào tạo tư duy và kỹ năng mở rộng dành cho sinh viên.

1. Giữ một danh sách cập nhật về các ý tưởng mới

Khi là nhân viên mới được tuyển dụng, quan điểm ​​của bạn về công ty được cho là có giá trị khách quan nhất trong 90 ngày đầu tiên. Sau khi làm quen với môi trường việc được một thời gian, chúng ta thường nhìn mọi thứ theo một góc nhìn và bỏ qua nhiều tiểu tiết. Với một đôi mắt mới mẻ bạn sẽ có những góc nhìn mà những người làm việc lâu năm rất dễ bỏ lỡ.

Tuy nhiên, ta cũng không muốn rơi vào cảnh bị nghĩ rằng bản thân hiểu rõ hơn những người khác và đề xuất một loạt các thay đổi trước khi dành thời gian hiểu rõ lý do tại sao mọi thứ được thực hiện theo cách của chúng.

Vì vậy, hãy lặng lẽ giữ một danh sách các ý tưởng mới trong vài tháng đầu tiên. Sau 90 ngày hoặc lâu hơn, xem lại và xác định 3-5 ý tưởng hàng đầu phù hợp với văn hóa công ty + bạn đánh giá cao chúng và thấy rằng chúng cho phép bản thân tạo ra tác động tích cực. Kế tiếp, ngồi lại với sếp để trình bày những ý tưởng đó như những dự án đặc biệt cần thực hiện.

2. Truyền đạt chi tiết

Nếu để tôi phỏng đoán một cách có kiến thức thì, 95% tất cả các vấn đề về hiệu quả làm việc đều bắt nguồn từ giao tiếp kém hiệu quả. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, tôi may mắn khi có một người sếp đánh giá cao giá trị của việc truyền đạt thông tin chi tiết và nó trở thành thói quen gắn bó với tôi từ đó.

Ý tưởng ở đây là: mỗi chúng ta đều quen thuộc với những gì đang xảy ra bên trong tâm trí và mong đợi những người xung quanh về cơ bản là tự đi mà hiểu – mà không bao giờ cho họ một bức tranh hoàn chỉnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến vô số nhầm lẫn và thất vọng.

Thay vì mong đợi sếp đọc được suy nghĩ của bạn, hãy thử truyền đạt ý tưởng một cách chi tiết. Điều này đòi hỏi bạn phải chủ động nói rõ mọi khía cạnh của công việc: tại sao bạn lại làm như vậy? Những thách thức phải đối mặt và cách bạn thúc đẩy kết quả – cho dù bạn có được yêu cầu nói ra những điều này hay không.

Việc này không chỉ đảm bảo cả hai đều hiểu nhau, mà bằng cách cho sếp ngó qua ô cửa tâm trí để thấy cách bạn tư duy phản biện, họ sẽ dễ dàng nhận ra thứ bạn cần ở họ và lúc nào bạn sẵn sàng cho một thử thách mới.

≫> Xem thêm: Nghề Copywriter là gì? Những kỹ năng để thành copywriter chuyên nghiệp.

3. Yêu cầu sự phản hồi

Bạn có biết rằng: chỉ 19% thế hệ millennials nói rằng họ nhận được phản hồi thường xuyên từ quản lý; chỉ 15% trong số họ chủ động yêu cầu sếp phản hồi.

Thành thật mà nói, là một phần trong số 15% người yêu cầu quản lý phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin phản hồi cũng đủ khiến bạn trở nên khác biệt với đám đông.

Khi chúng ta không yêu cầu sếp phản hồi, ta ra tín hiệu cho những người xung quanh rằng.

A) mình không quan tâm đến ý kiến ​​của họ hoặc.

B) mình không ưu tiên sự nghiệp của mình đủ để phải cố gắng cải thiện liên tục.

Thay vì im lặng, hãy hỏi chi tiết cụ thể.

Tôi nên thực hiện việc gì nhiều hơn?

Có điều gì tôi đang làm theo cách không phù hợp và nên dừng lại?

Có điều gì tôi nên làm mà chưa thực hiện hay không?

≫> Bạn đang muốn học phân tích dữ liệu – Đừng bỏ qua bài viết Làm sao để trở thành một người làm phân tích dữ liệu analytics professional.

4. Làm chủ thái độ của bạn

Sếp (hoặc một trong những đồng nghiệp của bạn) có thể dạy bạn cách làm hầu hết mọi thứ liên quan đến khía cạnh kỹ thuật trong công việc. Những gì họ không thể dạy bạn là làm thế nào để hào hứng với công việc, duy trì cái nhìn tích cực hoặc thể hiện thái độ lạc quan rằng bạn-có-thể-làm-được.

Bạn là người duy nhất có thể giúp chính bản thân mình học hỏi những điều đó. Nếu có thể làm điều này thì nó sẽ đưa bạn tiến xa hơn, trong bất kỳ công việc nào, hơn cả chuyên môn kỹ thuật đang có. Hãy gạch chân lại điều này.

5. Đặt câu hỏi

Chưa lần nào trong sự nghiệp HR hơn 10 năm tôi thấy lãnh đạo phàn nàn một người mới được tuyển dụng rằng họ đặt quá nhiều câu hỏi, nhưng tôi chắc chắn đã có những lãnh đạo phàn nàn về những người mới vào mà không hề đặt câu hỏi nào.

Người quản lý muốn thấy bạn đặt câu hỏi vì điều đó cho họ thấy mọi thứ đang tiến triển và bạn biết cách liên kết những thông tin. Ngay cả khi các câu hỏi không nổi bật, ít nhất, nó cho họ biết bạn đang suy nghĩ, một điều họ cho là quan trọng.

6. Tôn trọng thời gian của sếp

Hãy ghi nhận việc sếp đang dành thời gian quý báu trong ngày để đào tạo và giúp bạn đạt được thành công khi bạn là tân binh. Tất cả chúng ta đều muốn thời gian của mình được người khác quý trọng và bạn thực sự nên dành điều quý giá này cho bất kỳ ai đã bỏ công sức huấn luyện bạn.

Tôi thường thấy những nhân viên mới nghĩ rằng cách tốt nhất để tôn trọng thời gian của sếp là không hỏi bất kỳ điều gì. Rất sai lầm! – Tham khảo mục 5.

Thay vào đó, sử dụng thời gian với sếp thật hiệu quả bằng cách chuẩn bị danh sách các câu hỏi. Thay vì ngắt lời họ mỗi khi nghĩ ra câu hỏi mới, hãy lên lịch nửa giờ để xem kỹ lại danh sách, vài ngày một lần. Như vậy là Uniace vừa chia sẻ đến bạn chủ đề những cách tạo ấn tượng ban đầu. Hi vọng hữu ích dành cho bạn.

Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại đây.

  • Kiến GURU là gì? Cách học tập cùng ứng dụng kiến Guru.
  • Cam kết với những cam kết mà bạn đặt ra.
  • Cách rút gọn link và danh sách 5 website hỗ trợ rút gọn link miễn phí.
  • Rate this post