Sự nghiệp đã cho tôi thấy tấm gương phản chiếu con người thật, thay vì con người tôi từng nghĩ là mình.
Hãy để tôi kể từ đầu. Đã hai năm rưỡi từ khi tốt nghiệp đại học (2018). Sau 13 lần phỏng vấn, tôi được nhận vào một công ty lớn và làm việc với vai trò developer. Đó là một trải nghiệm mở mang tầm mắt.
Dù không phải quãng thời gian dài, công việc đã dạy tôi nhiều điều chứ không đơn giản chỉ là sự phức tạp của lập trình. Nó đã khiến tôi phải đối mặt với một số sự thật không thoải mái – nhưng cần thiết về bản thân.
Lúc đầu những sự thật có vẻ khá cay đắng. Nhưng thời gian trôi qua, tôi học được cách chấp nhận và vượt qua. Tuy vậy, tôi vẫn chưa hoàn toàn làm được việc đó, và vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Mục đích của bài viết này nhằm phá vỡ nhiều quan niệm sai lầm bạn có thể nghĩ về cuộc sống sau khi tốt nghiệp.
Những sự thật này đúng với cá nhân tôi, nhưng nếu bạn phải đối mặt với dù chỉ một trong số chúng, hãy biết rằng mọi thứ vẫn ổn. Bạn vẫn còn chặng đường rèn luyện dài phía trước.
1.Tránh xa mọi mặc định về cách thức bạn sẽ làm việc
Nếu phải tự đánh giá bản thân theo thang điểm 1 đến 10 tương ứng từ hướng nội đến hướng ngoại, tôi sẽ cho mình 8 điểm. Mặc dù cần thời gian nghỉ ngơi, tôi chưa bao giờ gặp vấn đề khi bắt đầu trò chuyện với mọi người hoặc khiến bản thân thoải mái ở một nơi xa lạ.
Tôi thực sự nghĩ mình sẽ thể hiện theo cách tuyệt vời trong các đội nhóm và cho rằng mình đủ đồng cảm để hiểu những quan điểm và làm việc tốt với người khác.
Và tôi đã trật lất!
Hóa ra tôi không phải là tuýp người làm việc đội nhóm. Rất nhanh để tôi nhận ra bản thân không thể làm chung task với người khác và ghét việc xung đột lợi ích. Tôi thường là cô gái request các task lập trình (vì tôi là developer) để thực thi và nộp. Trong một team, điều đầu tiên tôi tìm kiếm là sự phân chia công việc.
Tôi thường không ngại design, review hoặc testing với nhóm, nhưng lại cần ở một mình trong quá trình làm việc. Giờ tôi đã bắt đầu nỗ lực để teamwork và giao tiếp hiệu quả với mọi người. Tất nhiên là, còn một chặng đường dài để rèn luyện.
Bạn có thể làm gì?
Đừng vội mặc định gì về phong cách làm việc trước khi bắt tay vào bất kỳ công việc nào. Nếu đã từng làm việc với người khác (internship), bạn sẽ nhận thức được văn hóa công việc mình mong muốn. Nhưng nếu mọi thứ không diễn ra như vậy, hãy bắt đầu với tinh thần cởi mở và đừng tự đổ lỗi nếu kỳ vọng khác xa với thực tế.
Xã hội luôn khiến chúng ta tin làm việc độc lập là một điều không tốt. Suy nghĩ này đã đi vào tâm trí từ khi mới sinh ra. Nhưng tiếc là sự thật có thể không phải vậy nếu chiếu theo bài báo của Harvard Business Review. Qua nhiều cuộc nói chuyện liên quan, tôi thấy rằng: cho tới khi bạn biết cách phân chia task, giao tiếp hiệu quả và đặt kỳ vọng, bạn không có gì phải lo lắng. Vì vậy, cho đến khi cách làm việc của bạn gây ảnh hưởng đến task bạn tham gia, vẫn ổn nếu duy trì theo cách cũ.
>> Xem thêm: Cam kết với những cam kết mà bạn đặt ra
Ở trường học, chúng ta từng chăm chỉ cho các kỳ thi và nhận được kết quả tùy theo lượng thời gian nỗ lực rèn luyện, cho ta sự hài lòng tức khắc với kết quả tích cực và động lực chăm chỉ hơn để thay đổi kết quả tiêu cực. Nhưng điều này không xảy ra trong đời thực.
Tôi nhớ mình đã cố gắng cải thiện khả năng viết lách trong nhiều tháng và học thêm về nó nhiều nhất có thể. Chẳng có gì xảy ra sau đó, ngoài việc tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực. Chỉ số Medium ở mức thấp nhất và bản thân chưa từng nhận được nhiều đánh giá cao từ độc giả. Thế rồi một tuần đẹp trời, mọi thứ bỗng xảy ra. Tôi có một mentor, hai khách hàng freelance, số liệu thống kê và thu nhập của tôi lại trở thành cao nhất từ trước đến giờ.
Điều tưởng chừng vô ích trong suốt những tháng trước lại mang lại thành tựu trong một tuần. Đột nhiên tôi cảm thấy mình được đền đáp xứng đáng cho tất cả những nỗ lực đã bỏ ra. Như thể Chúa đang chờ đợi tôi nỗ lực vượt qua một ngưỡng nhất định trước khi cho tôi thấy thành quả. Những tình huống này cũng đã xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác.
Bạn có thể làm gì?
Cố gắng không bám vào các mục tiêu phụ-thuộc-vào-kết-quả, thay vào đó hãy có các kế hoạch dựa-trên-hành-động. Nhiều khi bạn chỉ nhận được kết quả rất lâu sau khi đã nỗ lực. Và, trớ trêu là, bạn không thể kiểm soát toàn bộ kết quả của mình. Điều duy nhất bạn có thể làm là tiếp tục làm việc thật chăm chỉ hôm nay .
3. Okay, giờ tôi đã học xong. Tiếp theo là gì?
Khi còn đi học, tôi luôn biết mình sẽ làm gì trong năm học tiếp theo. Nếu học lớp 10, tôi sẽ lên 11, rồi 12, rồi đại học, v.V. Vì đến từ Ấn Độ, khái niệm về “gap year” không bao giờ tồn tại.
Tôi làm kỹ sư khoa học máy tính do đó là ngành sinh lợi nhất ngoài kia. Và do bản thân cũng chẳng biết phải làm gì khác. Tôi giỏi đọc sách nhưng không biết liệu có thể xây dựng sự nghiệp gì với nó. Do chưa xác định được đam mê của mình nên cha mẹ đã khuyến khích tôi theo đuổi ngành kỹ thuật vì nó sẽ hữu dụng nếu tôi gặp khó khăn.
Bây giờ, sau 2 năm rưỡi, tôi đang làm việc với tư cách 1 developer trả lương cao. Dù không đam mê viết code nhưng tôi rất giỏi khoản đó. Và trong bảy tháng qua, ngay cả khi yêu thích công việc viết lách, tôi vẫn chưa sẵn sàng chuyển hẳn nghề nghiệp.
Hơi khó hiểu phải không? Đơn giản thì, kinh nghiệm trong giai đoạn này đã thúc đẩy tôi không từ chối bất kỳ điều mới mẻ gì. Hãy thử những thứ mới lạ và nắm lấy mọi cơ hội. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một trong số đó trở thành mục đích sống đời mình?
Giai đoạn này cũng dạy tôi cách quan sát những nghề nghiệp khác nhau và tìm niềm vui qua việc học một số kỹ năng. Những kỹ năng tôi học trong vài tháng qua gồm tiếng Tây Ban Nha (vẫn đang học), nhiếp ảnh, viết lách và làm bánh. Nếu cứ đi theo cùng một quỹ đạo, có lẽ tôi sẽ không bao giờ có cơ hội trải nghiệm chúng. Dường như COVID đã giúp thúc đẩy những nỗ lực, nhưng ai biết được?
** Nếu bạn đã có nghề nghiệp mơ ước của mình hoặc rất rõ ràng về những gì bạn muốn làm, thì bạn có thể bỏ qua phần này.
Bạn có thể làm gì?
Lời khuyên này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng bạn nên có ít nhất một sở thích và một công việc phụ làm lúc rảnh rỗi. Bạn có thể có cách tìm ra các sở thích và biến chúng thành công việc phụ nếu bạn trở nên thành thạo. Không cần bỏ nhiều thời gian cho việc này. Một vài giờ mỗi tuần là đủ.
Luôn để ý tới những nghề nghiệp có tính chất tương tự. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được sẽ có người gọi cho mình. Đừng nói không với bất kỳ cơ hội nào. Nhớ đừng hoàn toàn bị phụ thuộc vào công việc hiện tại và hãy tin tưởng một ngày nào đó bạn sẽ tìm thấy thứ bạn muốn dốc trọn trái tim.
4. Tôi không mạnh mẽ như mình nghĩ
Sự thật này là điều khó khăn và gây phiền lòng nhất.
Trong tâm trí, ít nhất thì, tôi luôn nghĩ mình là một người mạnh mẽ không ngại đứng lên và cất lời; Không bao giờ ngại ngần bất cứ điều gì và bất cứ ai, làm rõ những kỳ vọng và giao tiếp trơn tru. Ngay cả khi đã sai tè le, tôi vẫn tin mình có thể hiên ngang giải thích mọi thứ cho mọi người (đặc biệt là các vị tiền bối).
Và một lần nữa, tôi lại sai!
Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, tôi nhận ra mình bị đóng băng khi đứng trước ánh đèn sân khấu. Có lẽ do suốt thời gian khôn lớn, tôi luôn là học sinh trung bình trong mọi việc. Vì chưa bao giờ là người đứng đầu, nên cũng chưa từng có cơ hội đứng trước ánh đèn sân khấu.
Dù mất một thời gian dài để hiểu và tiếp nhận, tôi đã cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp của mình. Nhưng thành thật thì, tôi cảm thấy nếu hồi đó tôi chịu khó trao đổi về nhiều thứ, hoặc tránh được tình trạng “não cá vàng”quên sạch những gì cần nói, có lẽ tôi đã tránh được một số vấn đề.
Bạn có thể làm gì?
Viết nhật ký giúp tôi nhiều. Tôi thực hành viết nhật ký bằng giọng nói, nhưng không thể phủ nhận việc viết ra có nhiều lợi ích. Nội tâm ta biết rõ về mọi thứ. Bạn chỉ cần yêu cầu nó câu trả lời mà thôi. Quá trình này giúp bạn xác định điểm yếu và tìm ra giải pháp hữu hiệu khắc phục chúng.
5. Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm nữa?
Tôi vẫn nhớ mình đã kỹ lưỡng chuẩn bị để trả lời kỹ câu hỏi này trong tất cả các cuộc phỏng vấn; Nhưng không ngờ rằng nó lại là thứ được viết ra ở đây 🙂.
Trưởng thành là một trải nghiệm đầy bất định. Bạn không biết mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào sau sáu tháng nữa. Con người thay đổi, hoàn cảnh cũng thay đổi.
Những gì bạn muốn bây giờ sẽ khác những gì bạn muốn trong một năm nữa. Một năm là khoảng thời gian dài với nhiều thách thức. Những trải nghiệm này có thể thay đổi ta theo hướng tốt hoặc xấu.
Hơn nữa, việc đặt mục tiêu 5 năm sẽ hạn chế bạn và khiến bạn không chắc chắn với bất kỳ cơ hội nào khác. Vì bạn đã quyết định đi theo một con đường cụ thể, bạn sẽ không xem xét những hướng đi mới cho dù điều đó có thể tốt cho bạn về lâu dài.
Một bất lợi nữa của mục tiêu 5 năm là chúng ta ngừng nỗ lực khi đạt được chúng. Bạn trở nên lười biếng và hài lòng với những gì mình đạt được.
Bạn có thể làm gì?
Như đã đề cập ở trên, đừng bao giờ nói không với những cơ hội và giữ mục tiêu của bạn hướng-nhiệm-vụ. Hơn nữa hãy có những mục tiêu trong ba hoặc sáu tháng để kiểm tra liệu bạn có đang đi đúng hướng và mục tiêu có cần thay đổi gì hay không. Nếu bạn cảm thấy một số kế hoạch không có ý nghĩa ở thời điểm hiện tại, hãy thay đổi chúng. Không vấn đề gì đâu.
6. Đừng mong đợi mọi người “đút cho bạn ăn”
Đây là bài học quan trọng nhất tôi học được trong sự nghiệp của mình. Khi học đại học, tôi có thể quay sang nhờ bạn bè giúp đỡ ngay lập tức. Và vì phần lớn thời gian chúng tôi học cùng nhau, việc nhờ và được hỗ trợ ngay tức khắc đã trở nên quen thuộc.
Nhưng ở công sở mọi chuyện lại khác, tôi nhận ra rằng mình phải thay đổi sau vài tháng.
Bạn có thể làm gì?
Tôi không ngại nếu người khác cần mình giúp đỡ, và bạn cũng nên vậy. Nhưng một khi đối mặt với một vấn đề ( với tôi là việc lập trình), hãy cố gắng tự giải quyết nó hết sức có thể trước khi nhờ vả người khác. Tôi đã thấy cách phản ứng của họ thay đổi khi tôi chia sẻ rằng mình đã làm nhưng vẫn tiếp tục vướng mắc vài vấn đề. Họ đánh giá cao nỗ lực đó và thấy rằng tôi rất nghiêm túc với công việc.
Dành cho tất cả các sinh viên mới tốt nghiệp
Tóm tắt những điều được đề cập ở trên:.
Tôi chắc chắn, giống như tôi, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ trải qua “giai đoạn trưởng thành” – nơi mà đường cong học tập cực kỳ dốc.
Tôi chân thành khuyến khích bạn yêu cầu feedback từ đồng nghiệp bất cứ khi nào có thể. Trong suốt chặng đường sự nghiệp, bạn sẽ làm việc với những người hào phóng cho bạn feedback và những người không. Nếu làm việc với nhóm thứ hai, bạn có nguy cơ mãi dậm chân tại chỗ. Do đó, bạn cần có trách nhiệm tìm kiếm những feedback về bản thân theo định kỳ.
Đừng giới hạn chính mình khi bắt đầu sự nghiệp, về cả phương diện cảm xúc và mục tiêu. Không bao giờ say no với bất cứ điều gì. Hãy sẵn sàng đối mặt với bất kỳ sự thay đổi nào – ngay cả khi đó là việc thay đổi nghề nghiệp. Cởi mở và nắm bắt mọi cơ hội. Bạn vẫn là một tân binh và còn chặng đường dài phía trước.
All the best.
Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ:.