Mình hi vọng bài viết chia sẻ của học viên dưới đây sẽ truyền động lực cho bạn và rất mong được đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển bản thân trong mảng phân tích dữ liệu và ra quyết định bằng dữ liệu.
Đây là bài chia sẻ từ học viên !
Mình đã trở thành Data Analyst như thế nào?
Năm 2017, sau khi học 1 khóa Excel và VBA do Anh Minh Nhật – Founder của Uniace giảng dạy. Mình bổ sung 2 kỹ năng trên vào CV. Nhờ có 2 kỹ năng đó mà mình được gọi đến làm bài test và phỏng vấn tại MoMo. Lúc nhận được offer làm việc tại MoMo thì mình mới biết là có 30 bạn làm bài test excel, chỉ có mình pass qua bài test. Mình cảm thấy rất may mắn.
Mình làm việc tại ví trí Kế toán đối soát. Mình sử dụng và thao tác với dữ liệu mỗi ngày. Mình được giao tính hoa hồng cho các điểm giao dịch của MoMo gồm hơn 4000 điểm với 2 file excel gồm 3 sheets hơn 3 triệu dòng. Mình và một chị admin của phòng kinh doanh cùng xử lý dữ liệu mất 7-10 ngày (gần 2 tuần). Do dữ liệu quá lớn, excel tính rất chậm, một số hàm trong excel như count và countif tính mất 1 ngày mới xong. Mình đi về và để máy tính tiếp tục tính toán đến hôm sau đi làm vào nhận kết quả.
Mình cảm thấy không ổn và tìm đến anh Nhật một lần nữa để tham khảo giải pháp. Lúc này, Anh Nhật tư vấn mình nên học SQL, Power Query và Power BI để xử lý dữ liệu nhanh hơn. Sau khi học xong SQL ở Khan Academy và w3school. Mình xin phép Sếp và xin team Database để truy cập vào dữ liệu của công ty trên hệ thống Oracle để lấy dữ liệu phục vụ cho công việc. Sau đó mình train cho các bạn trong team sử dụng các công cụ trên để tăng suất và hiệu quả công việc.
Sau hơn 1 năm, khả năng sử dụng SQL và các công cụ xử lý dữ liệu tốt hơn, từ đó mình cảm thấy thích làm việc với dữ liệu. Mình xin qua Team Finance của công ty để làm việc với dữ liệu nhiều hơn. Mình lấy các dữ liệu trên Datawarehouse để các bạn Finance có thể chủ động làm báo cáo quản trị cho ban điều hành. Lúc này, công ty chuyển đổi hệ thống Oracle sang một hệ thống mới là Google Cloud – BigQuery. Vì Oracle tiêu tốn rất nhiều tài nguyên trên hệ thống, ảnh hưởng đến việc truy xuất dữ liệu của người dùng trên ứng dụng. Nên công ty hạn chế các phòng ban sử dụng Oracle để truy xuất dữ liệu. Khi lên hệ thống mới, khả năng query của hệ thống này không bị giới hạn, nên gần như mình viết Query mà không cần quan tâm đến hệ thống có đủ tải hay không, mà mình chỉ quan tâm đế chi phí cho các lần query, chi phí cho query 1TB – $5. Từ đó mà kỹ năng SQL của mình từ khá lên giỏi do được viết query thường xuyên hơn và cấu trúc câu truy vấn cũng phức tạp hơn gấp nhiều lần. Google Cloud có một công cụ để mình chuyển các báo cáo đến người dùng nhanh chóng, tự động đó là Data Studio.
Do công ty mình chỉ làm việc từ Thứ 2 -Thứ 6 nên mình khá rảnh thứ 7. Nên mình tìm kiếm một công việc Part-time nào đó liên quan đến Data, từ những mối quan hệ hiện có của mình, mình nhanh chóng kiếm được một vị trí Data Analyst cho một website về giáo dục. Mình được tiếp xúc với một loại Data mới đó là Website Traffice và hành vi người dùng trên website. Mình dùng Google Analytics, Google Data Studio và một số công cụ tracking để phân tích.
Tóm lại, có 5 cột mốc chính giúp mình chuyển từ nghề kế toán – tài chính sang 1 ngành hoàn toàn mới đó là:.
-
- Cơ hội được làm việc với data thường xuyên.
- Gặp những giới hạn của phần mềm và hệ thống như bên mình mình có đề cập là sự giới hạn của Excel khi xử lý dữ liệu, giới hạn của Oracle.
- Học hỏi và tiếp thu nhanh các công cụ mới, kiến thức mới như SQL, Power Query, Power BI, DataStudio.
- Gặp được người truyền cảm hứng và giúp đỡ khi mình gặp vấn đề nan giải.
- May mắn là thứ không thể thiếu trong sự thành công của mình hôm nay, nhưng mình tự hào vì mình đã cố gắng hết sức để tận dụng sự may mắn đó.
ĐĂNG KÝ NGAY !
Xem thêm các bài viết hữu ích khác tại Uniace tại Phát Triển Nghề Nghiệp.
- Làm ơn hãy ngừng khuyên nhủ các bạn trẻ “Theo đuổi đam mê của bạn”.
- Tại sao Data Science đang dần mất đi vị thế của nó?
- Mục tiêu nghề nghiệp của kế toán.
Với mong muốn chia sẻ kiến thức đầy đủ và cập nhật nhất về dữ liệu và phân tích cho mọi người, mình đã dành toàn bộ thời gian từ khi vừa ra trường cho tới hiện tại để liên tục nghiên cứu chuyên sâu, trải nghiệm nhiều vị trí làm việc trực tiếp khai thác giá trị từ dữ liệu tại nhiều công ty thuộc nhiều mảng khác nhau để mang đến chương trình PHÂN TÍCH TOÀN DIỆN có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết nền tảng và thực tiễn ứng dụng. Mình và đội ngũ tại UNIACE hi vọng chương trình này sẽ truyền cảm hứng về nghề cho mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ kế tiếp để cân bằng sự thiếu hụt về nhân lực phân tích tại Việt Nam.