5 cách khắc phục bệnh suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ

Sự cẩn trọng là một phẩm chất rất đáng quý và thiết yếu khi nó tạo ra những kết quả tốt đẹp không thể bàn cãi. Nhưng đôi khi việc suy nghĩ quá nhiều đến mức không cần thiết trong mọi vấn đề sẽ chỉ khiến bản thân bạn trở nên mệt mỏi hơn.

Suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ

Nếu bạn cảm nhận bản thân cũng giống như vậy, cùng Uniace khám phá ngay 5 cách để chặn vòng quay của bệnh suy nghĩ quá nhiều hướng tới những quyết định tốt hơn, nhanh hơn.

1. Hãy bỏ qua chủ nghĩa hoàn hảo

Chủ nghĩa hoàn hảo là một trong những trở ngại lớn nhất để đưa ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả vì nó hoạt động trên suy nghĩ sai lầm “được ăn cả ngã về không”.

Lấy ví dụ, sự hoàn mỹ có thể khiến bạn tin rằng nếu bạn không đưa ra lựa chọn “đúng” (như thể chỉ có một phương án đúng duy nhất), vậy thì bạn thất bại. Hoặc là bạn phải biết “mọi thứ”, dự đoán tất cả khả năng có thể xảy ra, và có một kế hoạch chi tiết và kỹ lưỡng trước khi đi bước tiếp theo. Cố gắng cân nhắc mọi kết quả có thể chỉ khiến cho bạn trở nên mệt mỏi hơn thôi.

Để kiểm soát xu hướng trên, tự hỏi bản thân những câu như:.

  • Quyết định nào sẽ có ảnh hưởng tốt nhất cho những ưu tiên hàng đầu của mình?
  • Trong những người mình có thể hài lòng hoặc không, ai trong hai người mình ít muốn làm người đó thất vọng nhất?
  • Dựa trên những gì bản thân biết và thông tin có được tại thời điểm này, bước tiếp theo tốt nhất nên là gì?
  • Sau cùng, sẽ dễ hơn khi hiểu và hành động từng bước một hơn là cố gắng lên kế hoạch nhiều tháng hoặc nhiều năm cho tương lai.

    2. Xác định đúng mức độ của vấn đề

    Một vài quyết định cần sự suy ngẫm, trong khi một số khác thì không.

    Trước khi bạn quyết định điều gì hãy thực hiện các bước sau:.

  • Bước 1: Hãy viết những mục tiêu.
  • Bước 2: Xác định bạn đang ưu tiên mục tiêu nào nhất.
  • Bước 3: Những người xung quanh bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cách giải quyết mà bạn chọn.
  • Việc viết ra như vậy sẽ giúp bạn phân biệt điều gì có nghĩa và điều gì không cần phải níu kéo.
  • Tương tự, nếu bạn lo lắng về viễn cảnh thất bại bởi một quyết định nào đó, hãy thử bài kiểm tra 10/10/10.

    Khi viễn cảnh ấy xảy ra ngay trước mặt bạn, hãy nghĩ về bạn sẽ cảm thấy thế nào về quyết định đó sau 10 tuần, 10 tháng, hoặc 10 năm sau từ thời điểm này? Bạn sẽ cảm thấy rằng lựa chọn đó sẽ trở nên bình thường hoặc bạn sẽ không thể nhớ được rằng quyết định bạn đưa ra từng là một vấn đề lớn. Những câu trả lời của bạn có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ trong tầm mắt và tạo động lực bạn cần để hành động.

    3. Tận dụng sức mạnh trực giác bị đánh giá thấp

    Trực giác hoạt động như một trò chơi lắp ghép của tâm trí vậy. Não bạn sẽ suy xét một tình huống, nhanh chóng đánh giá tất cả bằng những kinh nghiệm từ trước tới giờ, và sau đó đưa ra quyết định tốt nhất theo ngữ cảnh.

    Cơ chế hoạt động tự động này nhanh hơn cả suy nghĩ bằng trí óc, đồng nghĩa với việc trực giác là một công cụ hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định khi thời gian có hạn và không có sẵn dữ liệu truyền thống.

    Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết hợp giữa trực giác với tư duy phân tích giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn; đồng thời cho bạn thêm tự tin trong những lựa chọn của mình hơn là việc suy nghĩ quá nhiều mà chỉ dựa vào hiểu biết của mình.

    Trong một nghiên cứu, những người mua xe hơi chỉ sử dụng phân tích một cách cẩn thận mới thực sự hạnh phúc với quyết định mua của mình khoảng một phần tư thời gian. Trong khi đó, những người mua xe bằng trực giác thì hạnh phúc 60% thời gian. Kết quả ấy xuất phát từ việc phụ thuộc vào nhận thức nhanh chóng hoặc chỉ trong chớp mắt, cho phép bộ não tạo ra những lựa chọn khôn ngoan mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

    4. Hạn chế những quyết định khiến bạn mệt mỏi

    Bạn đưa ra hàng trăm quyết định mỗi ngày – từ việc ăn gì cho bữa sáng tới việc phản hồi một email như thế nào – chúng khiến tinh thần và cảm xúc của bạn bị kiệt quệ.

    Việc bạn phải thường suy nghĩ quá nhiều sẽ làm bạn cạn kiệt sức sống, vậy bạn càng bỏ đi những quyết định nhỏ nhặt, bạn sẽ có càng nhiều năng lượng hơn cho những quyết định thực sự quan trọng.

    Tạo ra những thói quen cũng như những nghi thức để bảo toàn sức mạnh trí óc của bạn, như kế hoạch bữa ăn theo tuần hoặc tủ quần áo hình con nhộng. Tương tự, tìm kiếm cơ hội để cùng loại bỏ những quyết định nhất định, như là thiết lập các phương pháp tốt nhất và tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc, ủy thác, hoặc đưa bản thân ra khỏi những cuộc gặp gỡ.

    5. Xây dựng những rào cản sáng tạo.

    Bạn có lẽ quen thuộc với Luật Parkinson, trong đó có đề cập đến việc mở rộng khối lượng công việc trong thời gian chúng ta cho phép. Nói một cách đơn giản, nếu bạn tự cho bản thân một tháng để làm một bài thuyết trình, hãy cho bạn đúng một tháng để hoàn thành nó. Nhưng nếu như bạn chỉ có đúng một tuần, bạn nên hoàn thành bài thuyết trình đó với thời gian ngắn hơn.

    Theo quan sát của Melody Wilding nguyên tắc chung của những Sensitive strivers* – rằng họ thường kéo dài thời gian suy nghĩ quá mức trong thời gian cho phép. Nói cách khác, nếu bạn cho phép bản thân một tuần để lo lắng về một vấn đề mà thực sự nó chỉ là nhiệm vụ trong một tiếng, bạn sẽ lãng phí quãng thời gian cũng như năng lượng quý báu của mình với việc lo lắng đó.

    Bạn có thể kiềm chế được xu hướng trên bằng cách tạo ra trách nhiệm thông qua những giới hạn sáng tạo, điển hình như sau:.

  • Xác định một ngày hoặc một thời điểm mà bạn sẽ đưa ra lựa chọn.
  • Đừng quên “Ghi chú vào lịch của bạn, cài đặt nhắc nhở trên điện thoại”, hoặc thậm chí liên lạc với người đang chờ quyết định của bạn và cho họ biết khi nào họ có thể biết lựa chọn của bạn.
  • Đây là một trong những cách thực hành hữu ích giúp những người hay suy nghĩ quá nhiều có thể giải quyết vấn đề một cách có xây dựng trong khoảng thời gian ngắn.
  • *Chú thích: Sensitive Striver là những người có xu hướng đạt được các thành tưu hoặc mục tiêu trong cuộc sống. Đồng thời, là một người vô cùng nhạy cảm với thế giới cũng như hành vi của những người xung quanh.

    Hãy áp dụng ngay 5 cách trên để dần khắc phục và kiểm soát bệnh suy nghĩ quá nhiều của mình, bạn sẽ khai thác sự nhạy cảm của mình với siêu năng lực mà sự nhạy cảm ấy có thể trở thành. Bên cạnh đó, việc phát triển thêm kỹ năng và tư duy mới là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các bạn trẻ. Tham khảo ngay “CHƯƠNG TRÌNH YOUNG TALENT” với 20 môn học được các đánh giá vận dụng hữu hiệu tại các doanh nghiệp!

    Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ.

  • 4 câu hỏi giúp cải thiện tư duy phản biện có thể áp dụng ngay.
  • 4 bước để quản lý thời gian làm việc và cuộc sống tốt hơn.
  • Cách giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng khi phỏng vấn.
  • Rate this post