Dành riêng cho những ai khát khao tìm kiếm cơ hội để có thể liên tục phát triển và hoàn thiện nhằm vượt qua những giới hạn hiện tại của bản thân, và sở hữu lợi thế cạnh tranh khác biệt trong kỷ nguyên số giúp mang lại sự đột phá sớm về sự nghiệp tại tuổi 30.
Chào các bạn, mình tên Nhật, hiện đang điều hành UNIACE. Năm 2022 đánh dấu mốc sự nghiệp của mình khi bắt đầu bước sang tuổi 30. Nhân dịp này, mình tạo ra hành trình chia sẻ đặc biệt để giúp các bạn có một sự chuẩn bị thực sự tốt cho những năm sự nghiệp tiếp theo của bản thân.
Sau khi bạnbấm nút đăng ký ở đầu trang các hướng dẫn thanh toán đầy đủ sẽ được thể hiện trong mẫu đăng ký đó. Bạn sẽ nhận được xác nhận thanh toán trong vòng 24 giờ.
Kế hoạch hiện tại của mình là chọn lọc ra thêm 363 thông điệp có giá trị cao từ nhật ký sự nghiệp 10 năm của bản thân để chia sẻ cho bạn vào năm 2024. Nếu các bạn vẫn muốn tham gia tiếp hành trình 2024 thì có thể đăng ký tương tự. Thông tin mình sẽ gửi đến mọi người vào Noel 2023.
UNIACE là một nền tảng học trực tuyến. Tuy nhiên, hành trình này về bản chất không phải là một khóa học trực tuyến mà là một chuỗi chia sẻ mang tính cá nhân do mình (UNIACE Founder/CEO) thực hiện định kỳ hằng năm. Bạn có thể đọc tham khảo về nội dung của một tập chia sẻ phía trên.
Phạm vi nội dung chia sẻ là tất cả những gì mình đã trải nghiệm được trong suốt 10 năm phát triển sự nghiệp thần tốc của bản thân. Và đối tượng của hành trình này là tất cả mọi người, cụ thể là những ai có mong muốn như đã nêu ở đầu trang.
Kinh nghiệm là thứ khó có thể truyền từ người này qua người khác theo cách thông thường, và xuyên suốt sự nghiệp của bản thân, mình đã nhận ra là mình có tích lũy một phần kinh nghiệm chỉ đơn giản là từ việc đọc/nghe chia sẻ của rất nhiều người thầy mà mình có. Mình thực hiện hành trình này với suy nghĩ đơn giản là mình có thể truyền lại những kinh nghiệm mà mình cho là rất quý báu đến cho những ai quan tâm.
Bạn có thể chia sẻ cảm nhận của mình hoặc về chủ đề muốn thảo luận bằng cách nhắn tin trong nhóm chat chung. Thông tin chi tiết mình sẽ gửi tới bạn sau khi đăng ký.
Về bản chất thì đây là chương trình mà bạn đầu tư cho chính bạn, bạn có thể tùy ý chia sẻ những nội dung mà bạn tâm đắc cho bạn bè của mình để phát triển mạng lưới mối quan hệ của bản thân.
HÀNH TRÌNH NÀY CHỈ MỞ ĐĂNG KÝ MỖI NĂM 1 LẦN
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn có được rất nhiều cơ hội mới, có những cơ hội chỉ đến một lần và quyết định nắm bắt lấy cơ hội đó có thể là một bước ngoặc quan trọng của cả cuộc đời. Mình tin rằng đây sẽ là một hành trình mà bạn sẽ ấn tượng mãi suốt sự nghiệp của mình.
Tập 1: Tự tái tạo năng lượng để liên tục theo đuổi mục tiêu!
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, sẽ có rất nhiều lúc mà chúng ta cảm thấy tự ti, buồn bã, xuống tinh thần, chán nản, muốn bỏ cuộc, gục ngã, …. nói chung là chúng ta sẽ gặp phải nhiều tình huống tiêu cực làm cho cảm xúc của chúng ta đi xuống và năng lượng của chúng ta lúc đó cũng sẽ ở dưới mức bình thường. Hầu hết mọi người sẽ đều có thể vượt qua được những khoảnh khắc hay giai đoạn đó trong vòng 1 ngày, vài ngày, vài tuần hoặc có khi là vài tháng. Bản thân mình cũng đã từng có những ngày như vậy và mình nhận ra 1 điều cho riêng cá nhân mình đó là: mọi chuyện nó đã xảy ra rồi, kéo dài khoảng thời gian để “đau khổ/buồn bã” về điều đã xảy ra sẽ không khiến cho mọi thứ khác đi hay tốt lên. Điều quan trọng là tập trung vào hành động cần phải thực hiện tiếp theo để điều chỉnh hoặc thoát ra khỏi vòng xoáy của những nỗi buồn tiêu cực.
Vào năm 3 đại học, mình vô tình nghe được 1 câu nói rất nổi tiếng của Steve Job. Nó đã là một trong những phương châm sống, và sau hơn 7 năm sống với câu nói đó, chỉ mới vài tháng trước, thì mình mới chiêm nghiệm ra một điều rất sâu sắc trong câu nói đó. Mình xin dẫn lại câu nói gốc đó theo trí nhớ mình đang có “If today is your last day, are you going to do what you are about to do today? If the answer is NO repeatedly, you know that you need to change something”. Tạm dịch đơn giản là: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn sẽ vẫn chọn làm những gì bạn sắp làm hay bạn sẽ làm khác đi?”
Và cách mà mình vận dụng ý nghĩa sâu xa của câu nói này như một phương châm sống trong nhiều tình huống khác nhau như sau. Ở cấp độ nhẹ: mỗi khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra với mình mà làm cho cảm xúc của mình đi xuống dưới mức bình thường (kèm với nó là mức năng lượng thấp – cảm giác chán nản, uể oải, mệt mỏi), mình sẽ tự nói với chính bản thân: “sự thật nó là như vậy, chuyện nó thực sự đã và đang xảy ra là như vậy, mình buồn hay căng thẳng thì có giải quyết được vấn đề gì không? Chắc chắn là không! Ok, vậy thì mình sẽ làm gì khác đi để thoát khỏi tình trạng hiện tại”. Và sau đó, mình sẽ vận dụng một chút tư duy phản biện để bắt đầu bước lập kế hoạch, đưa ra các hành động then chốt cần thực hiện, và bắt tay vào thực hiện ngay để kéo bản thân ra khỏi cảm xúc tiêu cực. Lúc này, mức năng lượng của mình gần như quay trở về trạng thái bình thường và sau đó phục hồi lại ở mức cao mà cho phép mình tiếp tục tiến về phía trước để bám đuổi theo các mục tiêu.
Trong tình huống mình gặp phải mà ở cấp độ nặng hơn rất nhiều: khi bị căng thẳng tột độ, một dạng bị sốc vì chuyện gì đó, mình sẽ tự nhắc lại câu nói trên của Steve Job. Và hiển nhiên, câu trả lời sẽ là “No”. “Vậy mình sẽ làm gì khác đi đây? Đâu là những điều mình muốn làm nhất hay mình còn luyến tiếc nhất mà chưa làm được nếu mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của cuộc đời rồi? (sau 1 khoảnh lặng suy ngẫm) Ok, vậy đây là những thứ quan trọng nhất với mình và hôm nay chưa phải ngày cuối cùng của cuộc đời. Chính vì vậy, vẫn còn kịp để mình làm gì đó mà mình sẽ không cảm thấy hối hận”. Và sau đó, mình thực hiện lại vòng lặp “kế hoạch -> hành động -> thực hiện -> bám đuổi mục tiêu”.
Chính sự lựa chọn trên về phương châm sống và quyết định thực hành nó để đạt tới mức độ tinh thông sau nhiều năm liên tục vận dụng đã mở ra cho mình ngày càng nhiều cơ hội và định hướng toàn bộ những gì mình đạt được cũng như đang làm cho tới hiện tại. Mình hi vọng là qua mẫu chia sẻ nhỏ vừa rồi (một mẫu chuyện thật trong nhật ký sự nghiệp của bản thân mà mình đang ghi lại từng ngày), các bạn có thể nhận ra thông điệp mấu chốt đó là: “đừng mất thời gian khóc than tiêu cực, hãy cứ sống 1 cuộc đời mà bản thân lựa chọn và luôn nhận thức được bài học mình đã có được qua mỗi khoảnh khắc. Không bao giờ hối hận về mọi quyết định của bản thân dù nó như thế nào, và thay vào đó hãy luôn coi nó là 1 bài học. Nếu bạn có thể sở hữu được cách tư duy này thì mình tin chắc chắn bạn sẽ thành công sớm hơn bạn nghĩ hay tự ti về chính bạn.
Câu của Steve Job thật ra nó rất sâu sắc, có lẽ là bản thân Steve Job biết rằng ông không còn sống được lâu nên ông mới có thể nói được điều đó và phải trải nghiệm đủ nhiều thì mới cảm nhận được sự sâu sắc của câu đó. Những điều mình chia sẻ đơn thuần là để mọi người tham khảo. Mỗi người đều có cách đối diện với “sự thật phũ phàng” của riêng mình, và đôi khi, giải pháp đơn giản chỉ là đi nói chuyện với một người thân, một tri kỷ hay một người bạn thân là bạn sẽ vượt qua được mọi chuyện.
#NhatCMA #AskMeAnything #LearningBySharing
Tập 122: Thương lượng mức lương ngay trong buổi phỏng vấn!
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thường xuyên ở trong những tình huống mà cần phải đưa ra quyết định gần như ngay lập tức. Sự chuẩn bị là điều cần thiết để giúp cho chúng ta không cảm thấy có điều gì tiếc nuối sau những quyết định này. Tuy nhiên, không phải việc gì cũng có thể dự đoán và chuẩn bị trước một cách hoàn hảo và thương lượng mức lương trong buổi phỏng vấn là một tình huống như vậy.
Bạn có thể hiểu về giá trị bản thân và có sẵn mức lương mà bạn mong muốn hay bạn cũng có thể tham khảo khung lương của vị trí mà bạn sắp tham gia phỏng vấn. Đây gọi là sự chuẩn bị. Nhưng một yếu tố khác rất quan trọng mà nếu bạn muốn có được mức lương vượt khung (mức như bạn mong đợi) đó là “bối cảnh”! Bạn chỉ có thể biết được một cách đầy đủ về bối cảnh công việc mà bạn sắp làm cũng như những kỳ vọng cụ thể mà bạn sẽ nhận được từ công việc ngay trong buổi phỏng vấn. Để nắm bắt được bối cảnh và đưa ra một quyết định quan trọng như vậy trong thời gian rất ngắn thì bạn cần phải áp dụng tư duy phản biện một cách triệt để.
Là một người cầu toàn, mình vốn rất thường xuyên đi phỏng vấn nhiều vị trí khác nhau không hẳn là vì muốn chuyển việc mà là để liên tục rèn luyện năng lực giao tiếp của bản thân và nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường lao động để phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo của bản thân. Trong một buổi phỏng vấn mình có khoảng 1 năm trước, sau màn làm quen và thảo luận về những công việc mình đã làm cũng như cách mà mình sẽ đóng góp cho công ty, mình đã nhận được câu hỏi kinh điển: “Em kỳ vọng mức lương bao nhiêu?”. Theo phản xạ tự nhiên, mình bắt đầu với “Để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp, em mong muốn được giải đáp câu hỏi sau. Khi em tìm hiểu về bất kỳ công ty nào, em luôn có 1 câu thần chú “3PMS”, Đầu tiên là People, em có thể hỏi thêm về ………….”. Trong quá trình mình hỏi ngược để lấy thêm thông tin cũng như tạo khoảng trống thời gian cho bản thân tư duy song song về 1 mức lương phù hợp, mình cũng liên tục áp dụng 5W1H và 6HATs để làm rõ hơn từng cấu thành của 3PMS. Và sau khoảng 10-15 phút thảo luận, mình đưa ra 2 con số đại diện cho 2 mức kèm theo những lí luận chặt chẽ bám theo sát những gì đã thảo luận. Buổi phỏng vấn kết thúc và mình luôn cảm nhận được một ánh nhìn thân thiện và cảm giác được thuyết phục từ phía nhà tuyển dụng.
Nếu kể chi tiết hết nội dung buổi phỏng vấn thì sẽ rất dài, nhưng mình hi vọng là qua mẫu chia sẻ nhỏ vừa rồi (một mẫu chuyện thật trong nhật ký sự nghiệp của bản thân mà mình đang ghi lại từng ngày), các bạn có thể hiểu được cách thức áp dụng tư duy phản biện trong thực chiến và đặc biệt là trong tình huống đòi hỏi ra quyết định rất nhanh. Tư duy phản biện là gì vẫn còn là một định nghĩa gây tranh cãi. Tuy nhiên, một cách ngắn gọn, biểu hiện của người có tư duy phản biện tốt nằm ở tốc độ phản hồi lại một câu hỏi mới đòi hỏi tư duy theo một trình tự logic để đạt được mục tiêu là làm sáng tỏ và cụ thể hóa câu hỏi đó.
#NhatCMA #AskMeAnything #LearningBySharing
Tập 243: Một nghề nghiệp thú vị nhiều hướng phát triển!
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số và dữ liệu trở thành một mỏ vàng mới mà hầu hết doanh nghiệp đều đang nhận thức và mong muốn khai thác. Nhu cầu này dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ về các vị trí tuyển dụng có mô tả công việc xoay quanh làm việc với dữ liệu và cũng từ đây, rất nhiều anh/chị/em/bạn bè/đồng nghiệp có mong muốn theo đuổi các nghề nghiệp này. Gọi chung lại là các vị trí phân tích dữ liệu.
Mình không phải là người học về ngành này một cách chính thống ở đại học (mà ở thời điểm của mình thì cũng chưa có ngành này ở Việt Nam, UEH vừa mở ngành này năm vừa rồi), mình học chuyên ngành kiểm toán, làm kiểm toán, tài chính và chuyển sang làm việc, tích lũy kinh nghiệm và theo đuổi sự nghiệp phân tích dữ liệu chuyên nghiệp. Tới nay thì cũng đã được hơn 5 năm theo đuổi. Mục tiêu của mình sau 5 năm nữa là trở thành một trong số rất ít những người có năng lực để được gọi là một Data Scientist theo nhánh ứng dụng phân tích để dự báo và ra quyết định kinh doanh. Mục tiêu này khác với hầu hết các anh chị Data Scientist mà mình biết hiện nay đều theo nhánh lập trình mô hình ứng dụng trong sản phẩm số (digital product). Hi vọng những chia sẻ sau đây mà mình đúc kết được trong thời gian vừa qua có thể giúp được cho các bạn trong việc đưa ra các quyết định phù hợp về con đường sự nghiệp của bản thân.
Trước khi nói về các hướng phát triển khác nhau của nghề phân tích dữ liệu, mình muốn các bạn suy nghĩ về sự liên quan của các từ khóa sau với công việc phân tích dữ liệu: dữ liệu, hạ tầng, mô hình, biểu đồ, báo cáo, thông tin, quyết định. Nếu bạn có thể thấy được thứ tự các từ khóa này được nêu ra cũng chính là thứ tự một luồng công việc phân tích dữ liệu khép kín thì xin chúc mừng bạn vì bạn đã đúc kết được những thông tin về cơ bản là đúng và đủ để có thể từng bắt đầu đi sâu về thế giới nghề dữ liệu này. Khi chúng ta nghe tới cụm từ phân tích dữ liệu, chúng ta sẽ thường liên tưởng tới những “hành động khâu cuối” là đọc hiểu xem có thông tin gì hữu ích có thể hỗ trợ ra quyết định tốt từ báo cáo và các biểu đồ hiện tại hay không. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cũng có hàm ý cả về những “hành động khâu đầu” là phân tích các nhu cầu sử dụng cần có trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng các phương án truy xuất lưu trữ phù hợp, tổng hợp các dữ liệu rời rạc thành các nhóm dữ liệu có liên quan (mô hình dữ liệu – data model) để thuận tiện trong việc trực quan hóa dữ liệu sẵn sàng cho khâu cuối.
Dựa vào mô tả phía trên, mình có thể đưa ra 2 hướng phát triển nghề nghiệp là tập trung đi sâu vào khâu cuối (một Analyst) hay tập trung đi sâu vào khâu đầu (một Engineer). Mình đã từng có tham vọng, vẫn đang theo đuổi thực hiện tham vọng và đồng thời đang cân nhắc điều chỉnh chính tham vọng của bản thân trong việc có thể phát triển năng lực chuyên sâu cả ở khâu đầu lẫn khâu cuối. Mình tin là nhiều bạn cũng sẽ có suy nghĩ và hành động tương tự. Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần phải hình dung được đích đến của bạn thân trong tương lai là gì, cuộc sống bạn mong muốn nó sẽ như thế nào để có thể tự trả lời cho bản thân là liệu bạn có nhất thiết phải tinh thông cả một quy trình phân tích dữ liệu tiêu chuẩn như vậy hay không.
Một khía cạnh khác, các bạn cũng có thể xem xét 3 hướng phát triển nghề nghiệp theo tiêu chuẩn phát triển sự nghiệp thông thường đó là: bạn sẽ làm thuê (staff hoặc manager), làm dự án (freelancer), hoặc làm chủ (business owner). Nếu bạn thấy mình phù hợp (xét nhiều khía cạnh về thấu hiểu bản thân, thời gian công sức bỏ ra, v.v) với chỉ 1-2 đoạn nhỏ trong quy trình 2 khâu trên, bạn có thể dễ dàng đi làm thuê vì chắc chắn sẽ có vị trí phù hợp hoặc dễ dàng tham gia vào một vai trò trong một dự án dữ liệu. Nếu bạn thấy mình có thể phát triển sâu cả một khâu bạn có thể dẫn dắt một đội ngũ trong một công ty mà bạn đi làm thuê, bạn có thể tự mình tìm kiếm, dẫn dắt đội nhóm để thực thi một dự án và bạn có thể tự mình làm chủ một công ty với mô hình kinh doanh tập trung vào khâu mà bạn chọn đi chuyên sâu.
Nếu bạn có thể phát triển sâu cả 2 khâu hoặc bạn biết một ai đó đang có năng lực tinh thông cả 2 khâu, hãy chia sẻ với mình ngay nhé vì mình cũng thực sự chưa gặp được một người có thể làm được điều đó và mình thì tin rằng người làm được điều đó sẽ là một người rất uyên bác và tuyệt vời. Mình hi vọng là những chia sẻ ngắn gọn vừa rồi giúp ích được cho nhiều người. Đặc biệt là với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về nghề này, mình hi vọng các bạn bước đầu hình dung được những gì cần phải tập trung phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vì mỗi một đoạn nhỏ trong cả quy trình trên đều đòi hỏi một tổ hợp kiến thức để có thể thành thạo và chính điều này làm cho nghề này thú vị, đa dạng và nhiều màu sắc.
Website UNIACE có sử dụng Cookie và thu thập thông tin cá nhân của học viên tuân thủ chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng theo quy định của pháp luận. Tiếp tục sử dụng Website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý về các điều khoản này. Xem thêm chi tiết tại https://uniace.vn/chinh-sach-bao-mat-thong-tin/